IV. Nguồn kinh phí-
b. Tỷ suất tự tài trợ
4.2.1.1. Tỷ lệ Khoản phải thu trên Khoản phải trả (Hệ số khái quát) (%)
(%)
Qua bảng số liệu ta thấy Hệ số khái quát của công ty trong 3 năm qua có
chiều hướng giảm, và hệ số này trong 3 năm qua luôn chiếm tỷ lệ cao mặc dù tỷ
lệ này giảm dần qua các năm, nhưng nhìn chung số vốn công ty chiếm dụng của đơn vị khác nhiều hơn bị chiếm. Cụ thể, năm 2006 hệ số này giảm 9,63 % (49,42 % - 39,78 %). Do trong năm 2006 khoản phải thu giảm mạnh mà khoản phải trả
lại tăng nhiều hơn, lượng giảm khoản phải thu 2.340.959 nghìn đồng nhỏ hơn lượng tăng khoản phải trả 3.253.078 nghìn đồng. Nguyên nhân là trong năm
2006, Công ty áp dụng chính sách thu tiền chặt chẽ nhằm hạ thấp khả năng thanh toán không đúng hạn của khách hàng nên lượng tiền mặt tăng khá cao làm cho các khoản phải thu giảm xuống đáng kể; tuy nhiên cũng trong thời gian này, Công ty gia tăng sản xuất, cần một lượng vật liệu, vật tư rất nhiều nên đã nhập
hàng từ công ty mẹ, điều đó làm cho khoản phải trả nội bộ tăng lên cao; đồng
thời để tránh rủi ro bị hủy hợp đồng trong kinh doanh, Công ty yêu cầu khách
hàng trả trước một khoản tiền tùy theo khối lượng đặt mua; mặc dù khoản mục
phải trả người bán của Công ty giảm rất nhiều nhưng vẫn còn một số khoản phải
trả khác tăng lên nên dẫn đến các khoản phải trả của Công ty trong năm 2006 tăng khá cao. Năm 2007 hệ số khái quát tiếp tục giảm với mức 9,17 %, đó là do
khoản phải thu giảm thêm 3.098.759 nghìn đồng, trong khi khoản phải trả lại tăng 2.154.294 nghìn đồng; nguyên nhân là vì Công ty tiếp tục đẩy mạnh chính sách đòi nợ hữu hiệu đang áp dụng, thu được một khoản tiền khá cao; tuy nhiên
năm 2007 Công ty nhập hàng từ công ty mẹ rất nhiều nên khoản phải trả vẫn tiếp
tục tăng lên. Song số tiền tăng lên của khoản phải trả thấp hơn số tiền giảm
xuống của khoản phải thu nên hệ số khái quát tuy có giảm nhưng giảm chậm.
Qua đó ta thấy tình hình công ty chiếm dụng vốn ngày càng tăng, vì thế ta
cần phải phân tích cụ thể hơn tính chất và nguyên nhân các khoản phải thu tăng để từ đó có những quyết định đúng đắn.
cần phải phân tích cụ thể hơn tính chất và nguyên nhân các khoản phải thu tăng để từ đó có những quyết định đúng đắn.