Nợ phải trả

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH TAI CÔNG TU GAS PETROLIMEX cân THƠ (Trang 57 - 59)

IV. Nguồn kinh phí-

a. Nợ phải trả

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo,

gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Công nợ phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn được tài trợ từ các doanh

nghiệp hoặc cá nhân bên ngoài mà công ty có trách nhiệm phải trả. Phân tích nợ

phải trả nhằm cung cấp thông tin cho chủ công ty và nhà quản trị về tình hình phát sinh, quản lý các công nợ và tình hình khả năng thanh toán các khoản nợ.

Qua bảng số liệu 03 ta thấy nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 nợ phải trả là 37.743.414 nghìn đồng chiếm một tỷ

trọng 71,2 % trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2006 nợ phải trả tăng 8,6 % chiếm

một tỷ trọng rất cao 73,1 %. Đến năm 2007 nợ phải trả của công ty tăng thêm 5,3

% và lúc này chiếm một tỷ trọng là 74,2 % trong tổng nguồn vốn. Và để thấy rõ

ràng hơn những nguyên nhân làm cho tình hình biến động của nợ phải trả, ta tiến

hành phân tích từng khoản mục của chúng.

a.1) Nợ ngắn hạn

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả, có thời

hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, tại thời điểm báo cáo.

Qua bảng số liệu 05 ta thấy: nợ ngắn hạn của công ty trong 3 năm qua luôn

biến động và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2005 nợ ngắn hạn

của công ty chiếm 41,59 % trong tổng nguồn vốn, trong đó khoản mục phải trả

nội bộ chiếm một tỷ trọng rất cao 38,55 % trong tổng nguồn vốn, tương đương

một lượng 20.447.961 nghìn đồng và phải trả người bán chiếm một tỷ trọng 2,74 %, tương đương một lượng 1.455.665 nghìn đồng.

Sang năm 2006 thì nợ ngắn hạn tăng lên một lượng 9.956.280 nghìn đồng,

tương đương 45,1 %. Nguyên nhân tăng là do hầu hết các khoản mục trong nợ

ngắn hạn đều tăng lên trong đó đặc biệt là phải trả nội bộ tăng 51,1 %, tương đương một lượng 10.439.415 nghìn đồng, phải trả công nhân viên tăng một lượng 60.120 nghìn đồng, tương đương 67,1 %, mặc dù phải trả người bán giảm

xuống một lượng 648.761 nghìn đồng tương đương 44,6 % do trước đó công ty đã thanh toán một khoản tiền theo thỏa thuận cho người bán; xét về mặt tỷ trọng

thì nợ ngắn hạn trong năm 2006 cũng chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2005 là 57,07 %. Đó là vì năm 2006, công ty nhập rất nhiều vật tư, công cụ dùng cho sản xuất

từ công ty mẹ, nên phải trả về cho công ty mẹ một số tiền khá cao, nhưng vì là công ty con nên công ty có thể kéo dài thời hạn trả nợ, do đó khoản mục phải trả

nội bộ tăng khá nhiều. Đến năm 2007 thì nợ ngắn hạn tăng tiếp một lượng

2.647.940 nghìn đồng, tương đương 8,3 % và nó chiếm một tỷ trọng 59,57 % trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân do trong năm 2007 công ty thiếu nợ nội bộ

lên 33.199.794 nghìn đồng, tương đương 57,06 % tỷ trọng trong tổng nguồn vốn

và phần phải trả người bán tăng 13,3 %, tương đương một lượng 107.538 nghìn

đồng, phải trả công nhân viên cũng tăng 172.419 nghìn đồng tương đương 115,2

%, các khoản mục còn lại cũng tăng nhưng không đáng kể. Năm 2007, Công ty

mua nguyên liệu nhiều hơn và nhập thêm vật tư từ công ty mẹ nên phải trả người

bán cũng như phải trả nội bộ tăng lên; cũng trong hai năm 2006 và 2007, Công ty

thu hút được nguồn lao động dồi dào phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

của Công ty, làm cho khoản mục phải trả công nhân viên tăng lên, đặc biệt là

năm 2007. Tất cả những biến động trên đã làm ảnh hưởng đến sự gia tăng của nợ

phải trả.

Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì trong công ty nếu tỷ lệ nợ tăng qua các năm là thể hiện công ty đó hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể thì ta thấy khoản chủ yếu là phải trả nội bộ công ty, nó chiếm tỷ trọng cao

trong tổng nợ ngắn hạn. Ta thấy sở dĩ phải trả nọi bộ công ty chiếm tỷ trọng cao như vậy là do vì trong nội bộ công ty nên có sự tin tưởng lẫn nhau, do đó công ty

có thể chiếm dụng vốn của họ thay vì đi vay.

a.2) Nợ dài hạn

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả, có thời

hạn trả trên một năm hoặc lớn hơn một chu kỳ kinh doanh, tại thời điểm báo cáo.

Nhìn chung ta thấy nợ dài hạn của công ty chỉ tập trung vào khoản mục

phải trả dài hạn khác, nó chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn. Cụ

thể, năm 2005 nợ dài hạn chiếm 15.686.563 nghìn đồng, tương đương 29,58 % tỷ

trọng trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2006, khoản mục này giảm khá nhiều với

tiếp tục giảm 493.646 nghìn đồng tương đương 5,5 %. Nguyên nhân là vì khoản

phải trả dài hạn giảm liên tục qua 3 năm làm cho nợ dài hạn giảm liên tục với

mức tương ứng. Điều đó thể hiện công ty luôn thanh toán đúng hạn các khoản nợ

dài hạn của mình, tạo uy tín với khách hàng trong thanh toán.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH TAI CÔNG TU GAS PETROLIMEX cân THƠ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)