PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY GAS PETROLIMEX CẦN THƠ
4.1.1.2 Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn
Qua bảng 03 ta thấy song song với sự biến động của tổng tài sản thì tổng
nguồn vốn cũng biến động liên tục qua ba năm. Năm 2006 tổng nguồn vốn tăng
so với năm 2005 là 3.056.640 nghìn đồng, tương đương 5,8 %. Nguyên nhân chủ
yếu là do khoản phải trả tăng lên. Cụ thể năm 2006 khoản phải trả tăng một lượng 3.253.078 nghìn đồng tương đương một tỷ lệ là 8,6 %; trong khi đó
nguồn vốn chủ sở hữu giảm một lượng 196.438 nghìn đồng, tương đương một tỷ
lệ là 1,3 % của năm 2006 so với năm 2005. Chính vì sự tăng lên của khoản phải
trả nhiều hơn sự giảm xuống của nguồn vốn chủ sở hữu nên tổng nguồn vốn tăng
lên. Theo quy trình cung ứng vật tư của Công ty thì việc tạo nguồn hàng hóa, vật tư chính dùng cho lắp đặt công nghệ gas, vỏ bình gas… đều do Công ty mẹ
(Công ty Cổ phần Gas Petrolimex) thực hiện và giao lại cho các công ty con để
bán ra thị trường. Do trong năm 2006 thị trường gas biến động, giá gas thay đổi
không ngừng; để linh hoạt trong việc điều phối hàng và kinh doanh ổn định, công ty đã nhập về khá nhiều vật tư từ công ty mẹ để đẩy mạnh sản xuất hàng
hóa; do đó làm khoản mục phải trả nội bộ tăng lên, dẫn đến nợ phải trả của Công
ty cũng tăng theo. Bên cạnh đó, Công ty sử dụng lợi nhuận chưa phân phối vào các mục đích kinh doanh nên làm cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống.
Sang năm 2007 thì tổng nguồn vốn của công ty lại tăng lên cao hơn năm
2006 một lượng 2.086.777 nghìn đồng, tương đương một tỷ lệ là 3,7 %. Nguyên nhân là do tuy nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi so với năm 2006 một lượng 67.517
nghìn đồng, tương đương với một tỷ lệ là 0,4 %; nhưng khoản phải trả trong năm
2007 lại tăng lên với một lượng là 2.154.294 nghìn đồng, tương đương với một
dầu khá ổn định dẫn đến chi phí vận chuyển sẽ không mấy tăng cao nên Công ty quyết định nhập thêm nguyên liệu và vật tư từ công ty mẹ để sản xuất kinh doanh, do đó phải trả nội bộ lại tiếp tục tăng lên, làm cho nợ phải trả tăng theo.
Về tỷ trọng các khoản mục trong tổng nguồn vốn cũng luôn biến động. Trong năm 2006 thì tỷ trọng khoản phải trả trong tổng nguồn vốn tăng từ 71,2 %
lên 73,1 %. Từ đó ta thấy các khoản nợ mà công ty còn thiếu trong năm 2006 tăng hơn so với năm 2005. Đến năm 2007 thì tỷ trọng này chiếm 74,2 %. Điều
này cho thấy khoản phải trả của công ty tuy có tăng nhưng tăng chậm, chứng tỏ
công ty vẫn giữ một mức nợ có thể kiểm soát được. Vì trong kinh doanh, ta có thể huy động vốn từ bên ngoài nếu công ty của chúng ta có uy tín thì tăng khoản
nợ ở một mức có thể chấp nhận được trong tổng nguồn vốn cũng là một trong
những cách tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty; theo số liệu trên chứng tỏ công ty này có uy tín rất cao trong giới kinh doanh, đồng thời còn được
công ty mẹ “bảo hộ” nên khoản phải trả giữ ở mức khá cao cũng là điều dễ hiểu. Còn về nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng 28,8 % trong năm 2005 sang năm 2006 thì tỷ trọng này của công ty giảm đi chỉ chiếm 26,9 % trong tổng
nguồn vốn. Sang năm 2007 thì tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng
nguồn vốn chiếm 25,8 %. Điều này cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty đang giảm và mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với chủ
nợ là khá cao.
Bảng 03: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔNG NGUỒN VỐN Đvt: nghìn đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 NGUỒN VỐN Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 37.743.414 71,2 40.996.492 73,1 43.150.786 74,2 3.253.078 8,6 2.154.294 5,3 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 15.295.030 28,8 15.098.592 26,9 15.031.075 25,8 -196.438 -1,3 -67.517 -0,4 Tổng nguồn vốn 53.038.444 100 56.095.084 100 58.181.861 100 3.056.640 5,8 2.086.777 3,7