0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tài sản lưu động khác

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TAI CÔNG TU GAS PETROLIMEX CÂN THƠ (Trang 49 -54 )

IV. Tài sản lưu động

a. Phân tích tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

a.4) Tài sản lưu động khác

Qua bảng số liệu 04 ta thấy tài sản lưu động khác luôn biến động qua 3 năm, phần tài sản này chiếm một tỷ trọng không cao trong cơ cấu tổng tài sản. Cụ thể, năm 2005 khoản mục tài sản lưu động khác chiếm một tỷ trọng 0,435 %

trong tổng tài sản. Đặc biệt trong năm 2006, thuế GTGT được khấu trừ của công ty tăng khá mạnh, với một lượng 254.354 nghìn đồng, tương ứng 2.627,5 %, mặc

dù các khoản mục khác như thuế và các khoản phải thu Nhà nước và tài sản ngắn

hạn khác đều giảm, nhưng lượng giảm này không đáng kể nên tỷ trọng tài sản lưu động khác vẫn tăng lên là 0,85 %. Sang năm 2007, thuế GTGT được khấu trừ

của công ty vẫn tăng khá cao với tỷ lệ 208,1 %, tương ứng 549.576 nghìn đồng,

đồng thời tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 43,7 %; điều này đã làm cho tài sản lưu động khác tăng thêm 641.571 nghìn đồng, từ đó đưa tỷ trọng khoản mục này lên 1,92 % trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do hai năm 2006 và 2007, Công ty

nhập nguyên vật liệu, vật tư dùng cho sản xuất hàng hóa rất nhiều nên thuế GTGT đầu vào tăng rất nhanh, mặc dù lượng hàng bán ra tăng khá nhiều nhưng

không làm ảnh hưởng bao nhiêu đến thuế GTGT được khấu trừ; hơn nữa, trong năm 2007 Công ty đẩy mạnh quan hệ kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa nên khoản

tạm ứng cho nhân viên cũng tăng trong quá trình công tác.

Tóm lại: nhìn chung về tình hình tài sản lưu động khác của công ty có xu hướng tăng, đặc biệt là phần thuế GTGT được khấu trừ. Tuy nhiên nếu khoản

mục này chiếm tỷ trọng cao thì nó làm giảm đi lượng tiền mặt tại công ty.

b.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là những tài sản có giá trị lớn và thời gian

sử dụng hữu ích lâu dài phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng chứ không phải để bán, và được coi như những tài sản dài hạn dùng trong một số năm.

Qua bảng số liệu 02 ta thấy, tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty

luôn biến động bất thường qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 tỷ trọng tài sản cố định

và đầu tư dài hạn chiếm 60,3 % trong tổng tài sản, đến năm 2006 thì tỷ trọng này giảm xuống 57,3 % trong tổng tài sản. Chính vì trong năm 2006 tổng tài sản của công ty tăng lên một lượng 3.056.640 nghìn đồng, tương đương một tỷ lệ là 5,8 % nên tuy tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn có giảm đi nhưng về giá

trị thì nó cao hơn so với năm 2005, tức tăng một lượng 179.251 nghìn đồng,

tương đương một tỷ lệ 0,6 %. Sang năm 2007, khoản mục này giảm 1.256.118 nghìn đồng tương đương 3,9 %, chiếm một tỷ trọng 53,08 % trong tổng tài sản, và để tìm hiểu một cách cụ thể xem những nguyên nhân nào làm cho khoản mục

tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng lên và phân tích những mặt tích cực và hạn

chế của sự tăng lên đó, ta sẽ đi sâu từng khoản mục trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

Ø Tài sản cố định hữu hình

Qua bảng số liệu 04 ta thấy, tài sản cố định hữu hình của công ty đều giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 tài sản cố định hữu hình là 14.744.820 nghìn đồng,

tương đương một tỷ trọng là 27,8 % trong tổng tài sản, đến năm 2006 tài sản cố định hữu hình giảm xuống một lượng 34.069 nghìn đồng, tương đương một tỷ lệ

0,2 %; nguyên nhân là do năm 2005 – khi chi nhánh tiến hành chuyển sang công ty TNHH, trong giai đoạn này công ty mới bước vào hoạt động độc lập, chính vì thế cần phải đầu tư cho tài sản nhiều hơn để chuẩn bị cho những kế hoạch trong tương lai, công ty đã mở rộng đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc với mức đầu tư khá lớn, do đó năm 2005 tỷ trọng tài sản cố định – đầu tư dài hạn tăng

lên, chiếm một mức khá cao trong tổng tài sản (tức 60,3 %); sang năm 2006 công ty đã có cơ sở vững chắc cho hoạt động sản xuất nên chỉ sửa chữa, nâng cấp một vài thiết bị chuyên dùng, do vậy tài sản cố định năm 2006 giảm xuống

là vì nguyên giá có tăng một lượng 1.869.983 nghìn đồng tương đương 7,4 %; nhưng giá trị hao mòn lũy kế tăng nhiều hơn với 1.904.052 nghìn đồng. Đến năm 2007 tài sản cố định hữu hình của công ty lại tiếp tục giảm. Nguyên nhân là

trong năm 2007, tuy phần nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng lên một lượng 1.032.463 nghìn đồng, tương đương 3,8 % nhưng trong năm công ty đã trích khấu hao tăng lên một lượng 1.947.579 nghìn đồng, tương đương 15,5 %; chính vì thế tổng tài sản cố định hữu hình của công ty trong năm 2007 lại tiếp tục

giảm một lượng 915.116 nghìn đồng, tương đương 6,2 %. Vì nhận thấy máy

móc, trang thiết bị mà Công ty đầu tư trong năm 2005 còn rất hiện đại, phục vụ

rất tốt cho họat động sản xuất nên năm 2007 Công ty không cần mua sắm, đầu tư

gì thêm cho máy móc mới, mà chủ yếu đầu tư thêm một số linh phụ kiện, nâng

cấp cho các máy cũ để đạt năng suất cao hơn. Do đó, trong những năm này phần

khấu hao tài sản cố định của công ty tăng hơn nhiều so với khoản tăng của nguyên giá, điều này làm cho giá trị của tài sản cố định giảm xuống.

nguyên giá của tài sản cố định hữu hình trong năm 2005 chiếm một tỷ trọng rất

cao 47,88 % với khấu hao (20,08) %. Đến năm 2006 thì tài sản cố định hữu hình giảm xuống 0,2 %, nên chỉ chiếm một tỷ trọng 26,22%. Nguyên nhân là do trong

năm 2006 công ty đã trích khấu hao 22,38 % mặc dù tỷ trọng nguyên giá có tăng

lên là 48,61 %.

Trong một công ty nếu ta chú trọng đến việc đầu tư cho tài sản cố định hữu

hình nhiều thì đó cũng là vấn đề tốt vì cho thấy được khả năng đầu tư cho sản

xuất trong tương lai, tuy nhiên ta cũng cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đầu tư cho tài sản cố định hữu hình, vì nếu đầu tư cho tài sản nhiều mà

không đem lại kết quả kinh doanh cao hơn thì xem như việc đầu tư của công ty

kém hiệu quả. Tài sản cố định hữu hình của công ty bao gồm: kho, máy móc thiết bị, phương tiện, dụng cụ quản lý. Trong đó: kho, thiết bị máy móc là chủ

yếu. Giá trị tài sản cố định giảm dần phù hợp với tỷ lệ khấu hao do công ty đặt

ra. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang thiết bị máy móc, thiết bị kỹ thuật, thể

hiện năng lực kinh doanh và xu hướng lâu dài của công ty. Ø Tài sản dài hạn khác

Trong tài sản cố định – đầu tư dài hạn thì khoản mục tài sản dài hạn khác

cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Cụ thể là năm 2005

khoản mục này chiếm tỷ trọng 30,06 % trong tổng nguồn vốn, sang năm 2006 nó tăng lên một mức đáng kể là 848.698 nghìn đồng, tương đương 5,3 %, chủ yếu là do chi phí trả trước tăng lên một lượng 748.698 nghìn đồng, đồng thời các tài sản

dài hạn khác cũng tăng 100.000 nghìn đồng. Đó là vì năm 2006, Công ty không

đầu tư thêm máy móc, thiết bị mới mà tiếp tục nâng cấp, sửa chữa những máy

móc, thiết bị cũ nhằm tăng tốc, đẩy mạnh sản xuất; công tác tu sửa hoàn thành

trong năm và mức chi phí sửa chữa có thể chấp nhận được nên Công ty đồng ý

duyệt và hạch toán vào chi phí trả trước để phân bổ dần, dẫn đến khoản phí trả trước tăng lên còn chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm xuống khá nhiều. Đến năm 2007, mặc dù chi phí trả trước giảm một lượng 105.711 nghìn đồng nhưng

các tài sản dài hạn khác tăng với một mức cao hơn là 180.900 nghìn đồng, điều

này làm cho tài sản dài hạn khác tăng 75.189 nghìn đồngtương đương 0,4 %, và

tỷ trọng của nó chiếm 28,99 %. Năm 2007, để có thể thu mua được những

trong việc ký kết hợp đồng với những đối tác mới, Công ty đã ký quỹ, ký cược

với khoản tiền khá nhiều, do vậy làm tài sản dài hạn khác tăng lên cao.

Tóm lại: nhìn chung về tình hình tài sản lưu động khác của công ty có xu hướng giảm, đặc biệt là phần chi trả trước - nó không thể thiếu trong hoạt động

của công ty. Nếu khoản mục này chiếm tỷ trọng cao thì nó làm giảm đi lượng

tiền mặt tại công ty. Nhưng qua phân tích như trên cho thấy, nó luôn giảm qua 3 năm, điều đó làm cho lượng tiền mặt của công ty luôn tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TAI CÔNG TU GAS PETROLIMEX CÂN THƠ (Trang 49 -54 )

×