IV. Nguồn kinh phí-
b. Nguồn vốn chủ sở hữu
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc chủ sở hữu của
công ty, các quỹ công ty và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách nhà nước
cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên.
Qua bảng số liệu 03 ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty qua 3 năm
luôn biến động mạnh. Cụ thể, năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 28,8 % tỷ
trọng trong tổng nguồn vốn, tương đương một lượng 15.295.030 nghìn đồng. Nhưng đến năm 2006 thì tỷ trọng này lại giảm xuống còn 26,9 % trong tổng nguồn vốn, giảm một lượng 196.438 nghìn đồng, tương đương 1,3 %. Sang năm
2007 thì tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng 25,8 %, giảm so
với năm 2006 một lượng 67.517 nghìn đồng, tương đương 0,4 %.
Qua đó ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty luôn có xu hướng giảm. Điều đó không có nghĩa công ty không có khả năng tự chủ về tài chính mà là do công ty sử dụng nguồn vốn hiện có vào đầu tư, mua sắm, trang trải cho các phát
sinh trong quá trình kinh doanh. Đây có thể là một chiến lược sử dụng vốn kinh
doanh của công ty, cho thấy công ty biết linh hoạt trong việc chi phối và sử dụng
tốt vốn sở hữu của mình.
Để hiểu được một cách cụ thể những nguyên nhân dẫn đến sự biến động
nguồn vốn chủ sở hữu, ta đi phân tích từng khoản mục trong nguồn vốn chủ sở
hữu.
b.1) Nguồn vốn-quỹ
Qua bảng số liệu 05 ta thấy, nguồn vốn – quỹ của công ty có xu hướng
giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 nguồn vốn – quỹ của công ty là 15.264.714 nghìn đồng, chiếm 28,78 % tỷ trọng trong tổng nguồn vốn và trong tỷ trọng
28,78 % thì lãi chưa phân phối của công ty chiếm 8,04 %, còn lại là nguồn vốn
166.985 nghìn đồng, tương đương 1,1 %. Nguyên nhân do năm 2006, nguồn vốn
kinh doanh của công ty không đổi, trong khi đó lãi chưa phân phối của công ty
giảm một lượng 166.985 nghìn đồng, tương đương 3,9 %. Sang năm 2007 thì nguồn vốn – quỹ của công ty giảm tiếp một lượng 76.204 nghìn đồng, tương đương 0,5 %. Nguyên nhân do năm 2005 nguồn vốn kinh doanh của công ty vẫn không đổi và lãi chưa phân phối lại giảm 76.204 nghìn đồng, tương đương 1,9 %. Nguyên nhân của tình hình trên là do Công ty nhận thấy hoạt động kinh
doanh mang lại lợi nhuận khá cao nên không cần phải đầu tư thêm vốn nữa mà sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để chi phối cho các hoạt động mua
sắm, đầu tư trang thiết bị, cũng như mọi chi phí phát sinh trong quá trình kinh
doanh. Đồng thời hiểu rõ quy mô hoạt động của mình, Công ty đã chủ động trong
việc phân phối vốn sao cho phù hợp chẳng những không bị lãng phí mà còn tận
dụng được nguồn vốn hiện có và thu được.
Tóm lại: chính sự biến động về nguồn vốn – quỹ của công ty ảnh hưởng đến sự biến động về nguồn vốn chủ sở hữu.
b.2) Nguồn kinh phí-quỹ khác
Nhìn chung nguồn kinh phí – quỹ khác của công ty biến động qua 3 năm, trong đó nguồn kinh phí quỹ này chỉ trích cho phần quỹ khen thưởng phúc lợi, điều này cho thấy sự quan tâm sâu sắc của công ty đối với công nhân cũng như
sự khen thưởng cho những công nhân tham gia tích cực vào công việc.
Qua bảng số liệu 05 ta thấy, nguồn kinh phí – quỹ khác của công ty trong năm 2005 là 30.316 nghìn đồng, đến năm 2006 thì nguồn kinh phí – quỹ khác
giảm một lượng 29.453 nghìn đồng, tương đương 97,2 %. Vì năm 2006, để động viên, khích lệ tinh thần làm việc của anh chị em công nhân viên trong công ty cũng như xúc tiến nhanh công tác bán hàng, Công ty đã tận dụng nguồn quỹ của
mình cho việc khen thưởng công nhân viên gần như là toàn bộ quỹ. Đến năm
2007, do hoạt động kinh doanh có lãi, Công ty đã trích thêm vào quỹ làm nguồn
kinh phí quỹ này tăng lên 1.006,3 %, tương đương 8.687 nghìn đồng.
4.1.2.3 Phân tích tỷ số tài trợ và tự tài trợ
Để thấy được khả năng tự trang bị tài sản của công ty như thế nào, và xem xét công ty có những định hướng cho tương lai như thế nào trong việc đầu tư vào
tài sản cố định; ta tiến hành phân tích các tỷ số tài trợ và tự tài trợ để thấy rõ hơn.