PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY GAS PETROLIMEX CẦN THƠ
4.1.1. Phân tích tình hình chung
Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán và là một báo cáo kế toán
chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài chính của công ty. Nó còn là bức tranh
toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính, trình độ quản lý và sử dụng vốn cũng như triển vọng kinh tế, tài chính của công ty để định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo.
Bảng 02: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔNG TÀI SẢN Đvt: nghìn đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 TÀI SẢN Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) A. Tài sản lưu động - đầu tư ngắn hạn 21.077.881 39,7 23.955.270 42,7 27.298.165 46,9 2.877.389 13,7 3.342.895 14,0 B. Tài sản cố định -
đầu tư dài hạn 31.960.563 60,3 32.139.814 57,3 30.883.696 53,1 179.251 0,6 -1.256.118 -3,9
Tổng tài sản 53.038.444 100 56.095.084 100 58.181.861 100 3.056.640 5,8 2.086.777 3,7
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2005 - 2007 - Phòng Kế toán)
4.1.1.1.Đánh giá khái quát tổng tài sản
Qua Bảng số liệu 02 ta thấy Tổng tài sản của công ty luôn biến động. Cụ
thể, năm 2006 Tổng tài sản của công ty tăng 3.056.640 nghìn đồng, tương đương
5,8 % so với năm 2005. Tốc độ tăng này khá thấp, nguyên nhân chủ yếu là do sự
gia tăng của Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2006 so với năm 2005 lên 13,7 %, tương đương 2.877.389 nghìn đồng; bên cạnh đó Tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng tăng tương đối thấp với một lượng 179.251 nghìn đồng tương đương 0,6 %. Chính phần tăng Tài sản lưu động – đầu tư ngắn hạn đã làm cho Tổng tài sản năm 2006 cao hơn năm 2005.
Qua đó ta thấy tình hình tài sản của công ty có xu hướng biến động bất thường, nhưng do năm 2005 công ty đang tiến hành chuyển từ chi nhánh sang
công ty TNHH 1 thành viên, nên tổng tài sản của công ty từ năm 2005 đến năm 2006 tăng nhiều hơn so với giai đoạn sau là 2006 – 2007; vì lúc này là giai đoạn đầu kinh doanh độc lập nên chủ sở hữu muốn đầu tư nhiều hơn vào hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, nhưng đến năm 2007 thì tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng lên tuy chậm do lúc này hoạt động của công ty đã trở lại
bình thường và kinh doanh ổn định. Cụ thể năm 2007, Tổng tài sản tăng so với năm 2006 là 3,7 %, nguyên nhân là do tài sản lưu động - đầu tư ngắn hạn năm 2007 tăng so với năm 2006. Tuy Tổng tài sản tăng một lượng là 2.086.777 nghìn đồng chiếm 3,7 %, nhưng xét về phần tăng giảm giữa tài sản lưu động -
đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định - đầu tư dài hạn của năm 2007 so với năm
2006 thì phần tài sản lưu động - đầu tư ngắn hạn tăng tới 3.342.895 nghìn đồng
tức 14 %; trong khi đó phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm tới 1.256.118 nghìn đồng ttương đương 3,9 %. Chính phần giảm tài sản cố định và đầu tư dài hạn thấp hơn phần tăng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nên Tổng tài sản năm 2007 vẫn cao hơn năm 2006.
Mặt khác, tỷ trọng của từng loại tài sản cũng biến động qua ba năm. Năm
2006 tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng từ 39,7 % lên 42,7 % và tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm từ 60,3 % năm
2005 xuống còn 57,3 % năm 2006. Điều này thể hiện năm 2006 công ty đầu tư
vì năm 2005 công ty đã trang bị máy móc khá chu đáo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh nên đến năm 2006, công ty có đầu tư nhưng ít hơn, chủ yếu là sữa
chữa nâng cấp tài sản hiện có, và đó cũng là lý do năm 2007 tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng từ 42,7 % lên 46,9 % và tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm từ 57,3 % xuống còn 53,1 % năm 2006. Điều đó
cũng thể hiện công ty có xu hướng ưu tiên đầu tư cho tài sản phục vụ trực tiếp
cho kinh doanh hơn.