Sự hiểu biết và mức độ tham gia của người dân vào bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 66 - 71)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.5.2. Sự hiểu biết và mức độ tham gia của người dân vào bảo vệ rừng

Ở giai đoạn đầu thực hiện các biện pháp cấm vận người dân khai thác trong RĐD, BQL KBT gặp rất nhiều khó khăn. Bởi nhận thức của người dân còn thấp, đời sống còn nghèo, phụ thuộc vào rừng rất lớn. Nhưng hiện nay, việc triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế cho cộng đồng và được sự quan tâm nhiều của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội thì đời sống của người dân được cải thiện rất nhiều. Nhờ sự quan tâm, tuyên truyền tích cực về pháp luật của BQL KBT mà nhận thức của người dân được tăng lên, người dân tích cực trồng rừng, có nhiều người tham gia vào bảo vệ rừng hơn, tỷ lệ người dân vi phạm giảm rõ rệt.

Không phải người dân không biết, họ hiểu những hoạt động khai thác các loại tài nguyên rừng là những hành động sai trái, là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn làm. “Người dân chúng tôi hiểu chặt phá rừng là vi phạm pháp luật, nếu chặt phá rừng thì mất đất, mất nguồn nước và sau này con cháu không có để chặt gỗ làm nhà nữa nhưng nếu cấm hết các hoạt động khai thác thì chúng tôi lấy gì để ăn, bà con sẽ chết đói” - bác Lữ Văn Tiến, trưởng bản Xốp

Bảng 3.8: Mức độ đồng thuận của người dân các bản vùng lõi đối với cơ chế quản lý hiện nay.

Bản Mức độ đồng thuận với chính sách cấm khai thác ĐVHD Mức độ đồng thuận với chính sách cấm khai thác gỗ Mức độ đồng thuận với chính sách cấm khai thác LSNG Loại lâm sản đề xuất được phép khai thác (*) Bản Xốp Kho 90% 80% 0% 1,2,4,5 Bản Na Kho 100% 85% 0 % 1,2,5 Bản Na Ngân 95% 75% 45% 5

Nguồn: Kết quả điều tra tháng 10/2010

Chú thích: 1_Gỗ; 2_LSNG ; 3_ĐVHD; 4_Cá và suối; 5_Đất đai

Theo phỏng vấn người dân trong bản thì hầu hết các hộ đồng ý với BQL KBT là nghiêm cấm các hoạt động khai thác Gỗ: 16/20 (80%) hộ ở bản Xốp Kho, 17/20 (85%) hộ ở bản Na Kho, 15/20 (15%) hộ ở bản Na Ngân. Còn về mức độ đồng thuận nghiêm cấm bắt ĐVHD: Bản Xốp Kho 18/20 hộ (90%), Na Kho 20/20 (100%) hộ, Na Ngân 19/20 (95%) hộ. Tỷ lệ này là khá cao, nhưng trong thực tế vì thiếu đói nên người dân vẫn khai thác gỗ và ĐVHD để ăn và bán. Còn về khai thác LSNG thì người dân các bản vùng lõi không đồng tình với việc cấm vận, họ muốn được khai thác loại lâm sản này để phục vụ cho cuộc sống.

Khi được hỏi về nhu cầu khai thác các loại lâm sản nếu xây dựng thành công cơ chế quản lý RĐD dựa trên việc chia sẻ lợi ích thì phản ứng và câu trả lời của người dân ở 3 bản là rất khác nhau: Người dân bản Xốp Kho đa số đều mong muốn được tham gia đồng quản lý rừng và khai thác nhiều loại tài nguyên, như Gỗ, LSNG, Cá và suối, đất đai. Người dân bản Na Kho cũng mong muốn được chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ RĐD và nguồn lợi từ rừng, đó là Gỗ, LSNG và đất đai. Trong khi đó người dân bản Na Ngân chỉ mong muốn chia sẻ đất đai để được tiếp tục khai thác vàng và khai thác đất làm ruộng và rẫy (Bảng 3.8).

3.5.3. Phân tích SWOT – Đánh giá khả năng thực hiện mô hình chia sẻ lợi ích trong bảo vệ rừng

Điểm mạnh (S)

- Người dân sống gần rừng, có truyền thống làm nghề rừng, có kiến thức trong khai thác và sử dụng các sản phẩm rừng kiến thức bản địa của người dân góp phần quan trọng trong việc bảo vệ rừng.

- Có đội ngũ các bộ trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công việc. Họ hiểu rõ về người dân và địa hình trong KBT.

- Cán bộ kiểm lâm được trang bị đầy đủ thiết bị và kiến thức.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ, chính quyền và nhân dân các xóm.

- BQL KBT nắm quyền chủ động, được quyền đưa ra các bản cam kết trong việc khai thác tài nguyên rừng và thay đổi bổ sung các bản cam kết.

- Nhận thức của người dân đã ngày càng được nâng cao, họ tin tưởng vào chính sách của đảng và nhà nước.

- Tính cộng đồng cao của người dân địa phương

Điểm yếu (W)

- Trình độ khoa học, kỷ thuật, nhận thức về khai thác và sử dụng các loại lâm sản còn thấp. - Nguồn nhân lực còn mỏng, đời sống của cán bộ kiểm lâm còn khó khăn, có nhiều các bộ kiểm lâm còn ít kinh nghiệm.

- Kiến thức của người dân cũng như cán bộ kiểm lâm về mức độ đa dạng sinh học, số lượng loài, số loài nằm trong sách đỏ còn hạn chế. Kiến thức bản địa của người dân chưa được phát huy.

- Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc vào rừng nhiều. Trình độ dân trí của nhân dân còn thấp, nhiều hủ tục lạc hậu.

- Sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát các bên liên quan thực hiện đúng ban cam kết. - Địa hình đi lại khó khăn hiểm trở.

triển ở khắp nơi trên thế giới và hiện nay cũng đang được chú ý ở nước ta. Chương trình giao đất khoán rừng đã được triển khai.

- Hiện nhà nước đang dần hoàn thiện các chính sách trong quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng đang được thực hiện thí điểm ở một số KBT và VQG.

- Miền Tây Nghệ An trong đó KBTTN Pù Huống được công nhận là khu dự trữ thiên nhiên thế giới.

- Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ quan tâm, hỗ trợ người dân nghèo sồng gần rừng.

- Việc điều tra đa dạng sinh học ở KBT đã được quan tâm và được nhiều tổ chức thực hiện.

luật rõ ràng quy định trong việc quản lý rừng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích. Cơ chế, chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập. Đến nay ở Việt Nam chưa có văn bản luật nào đề cập đến pháp lý cộng đồng, chưa công nhận quyền hợp pháp và trách nhiệm của cộng đồng dân cư thôn như là một chủ quản lý rừng thật sự.

- Thị trường tiêu thụ gỗ và LSNG còn nhiều bấp bênh, người dân thường bị ép giá.

- Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển, người dân chưa được tiếp cận nhiều với các thành tựu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp.

Việc triển khai mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích bước đầu sẽ gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Trước hết cần thực hiện một số biện pháp: tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ kiểm lâm, tìm hiểu đa dạng sinh học của KBT,…Những khó khăn gặp phải ở đây có thể khắc phục được. Với những thế mạnh có được cùng với những cơ hội, sự quan tâm của nhà nước và các tổ chức đối với việc bảo vệ rừng, các chính sách theo cơ chế “mở” áp dụng đúng với thực tế hiện nay được triển khai nhiều hơn thì KBT TN Pù Huống có thể áp dụng thành công mô hình quản lý rừng này. Kết quả đạt được khi thực hiện tốt mô hình là vừa giải quyết được thực trạng suy giảm ĐDSH hiện nay

cùng với cải thiện đời sống, kinh tế, xã hội của người dân có sự phụ thuộc vào rừng lớn.

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w