Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1.1Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý của khu BTTN Pù Huống

Khu BTTN Pù Huống nằm ở trung tâm của tỉnh Nghệ An và phía Đông Bắc của dãy Bắc Trường Sơn, cách thành phố Vinh 150km về phía Tây bắc,

cách quốc lộ 1A theo đường 48 đi vào từ huyện Diễn Châu 60km. Khu BTTN nằm ở toạ độ địa lý: 19015’ – 19029’N; 104043’ – 105000’E.

- Địa hình và thuỷ văn

Khu BTTN Pù Huống nằm trên địa bàn các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương và Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Khu bảo tồn thiên nhiên nằm cách 30 km về phía Bắc của dải núi Bắc Trường Sơn, bị ngăn cách bởi thung lũng sông Cả. Khu bảo tồn có địa hình đồi núi, dốc và hiểm trở. Độ cao trong vùng dao động trong khoảng từ 200 đến 1.447 m. Kiểu địa hình phổ biến là các ngọn núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hình thành nên gianh giới giữa các huyện Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp về phía Đông Bắc và các huyện Tương Dương, Con Cuông về phía Tây Nam. Điểm cao nhất trong khu bảo tồn là đỉnh Pu Lon (1.447 m) ở phần cuối phía Tây - Bắc của dãy núi.

- Khí hậu

Khu BTTN Pù Huống thuộc khí hậu miền Trường sơn Bắc nhưng Pù Huống lại có những đặc thù riêng. Khí hậu không những phân hóa theo độ cao từ 200m đến 1600m mà còn phân hóa do ảnh hưởng yếu dần của mùa Đông Bắc tới sườn Bắc Pù Huống và sườn Nam lại chịu ảnh hưởng của vùng khô hạn điển hình Mường Xén - Kỳ Sơn. Sự mạnh lên của gió mùa Tây Nam và suy yếu của gió mùa Đông Bắc khi tới Pù Huống tạo nên những nét riêng của Pù Huống. Có sự chênh lệch và khác biệt giữa hai triền của Pù Huống: triền Bắc với các trạm Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tây Hiếu do có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, và tiểu khí hậu miền đã có số ngày mưa, lượng mưa, độ ẩm, số ngày mưa phùn, cao hơn triền Nam là Tương Dương.

- Thảm thực vật và khu hệ động vật

Khu BTTN Pù Huống là một giải rừng nguyên sinh. Đây là khu vực có hệ động – thực vật đa dạng, có nhiều loài đặc hữu. Đặc biệt nơi đây còn giữ được nét hoang sơ của thiên nhiên. KBT có hơn 35.000ha được phân khu nghiêm ngặt bảo vệ được các sinh cảnh nguyên sinh, đa dạng sinh học.

- Rừng nhiệt đới mưa ẩm lá rộng thường xanh: Phân bố ở độ cao từ 200 m đến 800-900 m. Các họ thực vật chiếm ưu thế là: họ Re, họ Dẻ, họ Dầu, tuy ít loài nhưng số cá thể trong các tổ thành nhiều khu, nhiều nơi đã chiếm ưu thế.

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao trên 900 m, tạo thành một dải dọc theo giông núi từ Pù Huống tới Pù Lon và một phần rất nhỏ trên núi Phu-Chay-Ngô ở phía Nam. Kiểu rừng này chỉ chiếm dưới 10% diện tích – có 2 loài thực vật hạt trần điển hình là Pơ mu, và Sa mộc nhưng 2 loài này chỉ phân bố tập trung ở đỉnh Pù Lon, phía Bắc Khu bảo tồn ở đai cao trên 1100 m, đôi chỗ cũng có các loài hạt trần khác là Thông tre và Kim giao lá bầu, Pơ mu, Sa mộc, …

Cho đến nay, tổng cộng có 665 loài thực vật bậc cao có mạch đã được ghi nhận ở KBT, trong đó có 43 loài có tên trong sách đỏ. Ngoài ra có 291 loài thú trong đó có 45 loài có trong sách đỏ của Việt Nam. Tổng cộng có 148 loài chim, trong đó có hơn 10 loài có trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt ở KBT có sự hiện diện của nhiều loài đặc hữu, quý hiếm như: Vượn đen bạc má, Sao la (được ghi nhận vào 1995), Voọc xám, Hổ, Mang trường sơn, Mang lớn, Gà lôi trắng, Gà tiền mặt đỏ đã được xếp vào sách đỏ Việt Nam và thế giới.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Các hoạt động kinh tế

Các hoạt động sản xuất chủ yếu hiện nay ở 5 huyện vùng đệm Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương và Quế Phong tập trung trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thuỷ sản; các hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ còn rất hạn chế.

Trong đó, sản xuất nông nghiệp chủ đạo nhưng đất canh tác lúa nước lại rất hạn chế, việc canh tác nương rẫy là thói quen của họ nhưng với điều kiện đất đai khô hạn và cằn cỗi nên năng suất thấp, điều đó làm cho thu nhập của họ từ trồng trọt là rất thấp, phần lớn đều không đủ ăn, người dân sống trong vùng đệm chỉ có thể tự túc được khoảng 2/3 lượng lương thực. Tình trạng thiếu lương thực trầm trọng hơn ở các bản không hoặc ít diện tích ruộng làm lúa

nước. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dân số lại cao, khoảng 2,6% mỗi năm. Tỷ lệ nghèo còn rất cao, đặc biệt là ở các xã thuộc vùng đệm của KBT (Bảng 3.1).

Chăn nuôi ở đây khá phát triển, do có thuận lợi về diện tích rừng núi, đồng cỏ rộng lớn, thích hợp với chăn nuôi đại gia súc. Gia cầm chủ yếu là Gà, Vịt được nuôi ở quanh vườn. Bình quân mỗi hộ gia đình có nuôi từ 1- 2 con Lợn, 1- 2 con Trâu hoặc Bò; mỗi xã có từ 150 đến 200 đàn Dê.

Bảng 3.1: Tình trạng nghèo đói ở các xã vùng đệm Huyện Hộ nghèo (%) 1. Xã Châu Thành 44,83% 2. Xã Châu Cường 34,16% 3. Xã Châu Thái 37% 4. Xã Nam Sơn 35,9% Huyện Quỳ Châu 1. Xã Châu Hoàn 64,9% 2. Xã Diên Lãm 42,8% Huyện Con Cuông 1. Xã Bình Chuẩn 55,2% Huyện Tương Dương 1. Xã Nga My 73,3% 2. Xã Xiêng My 74,3% Huyện Quế Phong 1. Xã Cắm Muộn 64,6% 2. Xã Quang Phong 66,6%

Nguồn: Biểu tổng hợp tình hình cơ bản của các xã năm 2008

Sản xuất lâm nghiệp là lợi thế lớn để phát triển kinh tế thông qua các chương trình của Nhà nước như: Chương trình 327, 661, 147. Tuy nhiên, kinh tế thu được từ sản xuất lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng.

Sản xuất công nghiệp chưa phát triển, trong các xã vùng đệm chỉ có xã Châu Thành có cơ sở của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim loại màu Nghệ Tĩnh đang khai thác quặng tại bản Trung Thành nhưng với quy mô nhỏ, ngoài ra có một số cơ sở sản xuất thủ công, quy mô nhỏ như: Khai thác đá, khai thác vàng, sản xuất bột giấy, nung gạch, sản xuất công cụ cầm tay, đan lát đồ thủ công mỹ nghệ,… Hoạt động dịch vụ thương mại chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, chủ yếu là buôn bán, trao đổi trong vùng.

Trong vùng đệm và lõi của KBT TN Pù Huống hiện nay có tới 43.283 người dân sinh sống, thuộc 112 thôn bản, trên 98% số dân là người dân tộc thiểu số, phần lớn họ là người Thái, ngoài ra còn có dân tộc Ở Đu, Khơ Mú, chiếm một tỷ lệ nhỏ, cuộc sống đã quen với việc canh tác nương rẫy và lối sống phụ thuộc vào khai thác tài nguyên rừng.

Về văn hoá có thể nói Pù Huống thu hút khách du lịch bởi các phong tục nơi đây. Du khách đến với Pù Huống sẽ được thưởng thức nhưng vòm rượu cần thơm, ngon; được ăn những món ăn nổi tiếng như canh Bồi (tiếng Thái gọi là canh Ột) - canh được nấu trong ống nứa non; Hò Mọc thức ăn gói lá hông chín; Môn nấu với thịt hoặc da Trâu Bò gác trên bếp đã khô; thịt chua ống. Các phong tục tập quán như làm vía; buộc chỉ cổ tay để làm bùa; tục uống rượu cần khi làm nhà mới, cưới hỏi, tang ma.

- Y tế, giáo dục

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, Các chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em; phun tẩm màn chống muỗi; chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai, trẻ em sau khi sinh; chương trình phòng chống bệnh lao; công tác phòng chống AIDS… được phổ biến và thực hiện rộng rãi trong toàn dân. Mỗi huyện trên địa bàn vùng đệm đều có một bệnh viện đa khoa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang bị trang thiết bị tương đối tốt nhưng cơ sở vật chất y tế ở các xã còn nhiều thiếu thốn.

Theo báo cáo của UBND các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương và Quế Phong thì 100% trẻ em đến tuổi đều đi học và các huyện đều đã hoàn thành chương trình phổ cấp giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, do điều kiện về địa hình, giao thông đi lại khó khăn nên các lớp học tiểu học không tập trung nên công tác quản lý giáo dục hạn chế và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở cấp học này. Hầu hết các xã vùng đệm của Khu BTTN Pù Huống đều ở xa trung tâm huyện vì vậy không có trường PTTH nào nằm trên địa bàn. Học sinh các xã vùng đệm khi học PTTH hầu hết phải ở trọ trong trung tâm của huyện.

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.2.1. Huyện Tương Dương

Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 200km và cách cửa khẩu Nậm Cắn 90km, có quốc lộ 7A đi qua. Huyện Tương Dương có đường biên giới dài 58km tiếp giáp với nước Lào. Vị trí địa lý của huyện có: Phía Bắc và Tây Bắc giáp với huyện Quế Phong và nước Lào; phía Nam và Tây Nam giáp Lào; phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Con Cuông; phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn. Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính xã, thị trấn, trong đó có một thị trấn là thị trấn Hòa Bình.

- Diện tích, địa hình: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện có diện tích tự nhiên là 281.179,37ha (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh), trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 901,09ha (chiếm 0,32% diện tích tự nhiên của huyện), còn lại là đất lâm nghiệp và các loại đất khác. Toàn bộ huyện nằm trong vùng địa hình có độ cao trung bình từ 65 -75m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.

- Dân số, dân tộc:

Tương Dương có tổng số dân là 75.993 người, gồm 6 dân tộc chủ yếu là Thái: 54.815 nhân khẩu; Mông: 3.083 nhân khẩu; Tàypọong: 549 nhân khẩu; Ơ Đu: 604 nhân khẩu; Kinh 7.805 nhân khẩu; Khơ Mú: 8.979 nhân khẩu; dân tộc khác: 158 nhân khẩu ( Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009). Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở dọc quốc lộ 7A, đặc biệt là ở thị trấn Hòa Bình. Mật độ trung bình là 27 người/km2. Trình độ dân trí không cao. Huyện có cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề ít.

- Kinh tế - xã hội:

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân: 13,8%

+ Thu nhập bình quân đầu người: 8,9 triệu đồng + Thu ngân sách trên địa bàn: 189.000 triệu đồng

+ Tỷ trọng Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ: 43,49% - 21,34% - 35,17% (số liệu thống kê cuối năm 2009).

Tính đến cuối năm 2009, toàn huyện còn 8500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 57,8% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện.

- Văn hóa, giáo dục, y tế:

Với các chương trình của chính phủ như: Chương trình 135, Chương trình 134, Chương trình 30A đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của Tương Dương trong những năm gần đây. 100% số trẻ được đến trường, 100% trường học được kiên cố hóa, số lượng học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng cao. Huyện có 1 trường THPT, 1 trường THPT Dân tộc nội trú, 20 trường THCS, 37 trường Tiểu học, 21 trường Mầm non. Các cơ sở y tế ngày càng được đầu tư, trang bị, 100% số xã có trạm xã, 1 bệnh viện đa khoa với 50 dường bệnh, 1 trung tâm y tế dự phòng, 3 cơ sở trạm xá đa khoa khu vực.

3.1.2.2. Xã Nga My – Huyện Tương Dương

Xã Nga My là một xã vùng sâu, vùng xa thuộc diện xã khó khăn được ưu tiên của nhà nước và của huyện Tương Dương nói riêng. Từ trung tâm xã cách thị trấn Hòa Bình 60-70km. Xã lúc mới thành lập có 14 bản, sau đó lên đến 15 bản do thêm một bản di dân đến. Vì để tiện quản lý nên xã đã tách thành 2 xã: xã Nga My và xã Xiềng My. Hiện tại, xã có 9 bản có 3 bản vùng lõi, bản có số dân đông nhất là bản Cộp có hơn 190 hộ.

Xã Nga My có vị trí địa lý phía Bắc giáp huyện Quế Phong, phía Đông giáp huyện Quỳ Châu, phía Tây giáp xã Yên Hòa, phía Nam giáp xã Xiềng My, phía Tây Bắc giáp xã Yên Tĩnh và Tây Nam giáp xã Yên Thắng.

- Về kinh tế

Về kinh tế toàn xã thực hiện mục tiêu Đại hội khóa XVIII đã đạt được một số kết quả như: Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 5,5 triệu đồng; tổng lượng lương thực quy thóc 983,54 tấn/năm; Bình quân đạt lương

thực đầu người 226kg/người/năm; thu ngân sách trên địa bàn năm 2009 đạt 25 triệu đồng.

Thực hiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản đến 2009 toàn xã có: 1.398 con trâu, 1.208 con bò, 186 con dê, 1.749 con lợn và tổng đàn gia cầm có 11.827 con. Công tác thú y phòng chống và tiêm phòng gia súc, gia cầm ngày càng được chú trọng hơn.

Bảng 3.2: Các chỉ số đánh giá phát triển nông nghiệp 2005-2009

(Nguồn: Báo cáo đảng bộ khoá 18 của Đảng bộ xã Nga My, 2005 -2010)

Thực hiện tốt khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng tái sinh và duy trì thực hiện 2 chương trình kinh tế lớn của huyện đã đề ra; Quản lý rừng đặc dụng: 6.002 ha. Rừng phòng hộ: 2.126 ha. Quy hoạch lâm nghiệp cộng đồng tại Bản Na Ka 107 ha. Trồng keo theo chương trình 661: 108ha. Trồng theo chương trình 147: 13,3 ha. Cây bản địa khác: 106,6 ha. Trồng cỏ: 17,7 ha.

Công tác thương mại dịch vụ từ năm 2005 trở lại đây ngày càng được chú trọng nhiều hơn, lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn, các loại hàng dịch vụ như: bán hàng tạp hóa, xe khách, dịch vụ điện thoại ngày càng phát triển.

Các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhẹ đang được khôi phục và hình thành, nghề truyền thống bản sắc dân tộc ngày càng được chú trọng và phát triển như: dệt thổ cẩm, đan tre, may các thứ, tự đục mộc làm nhà,…đã tạo thêm nguồn thu và giải quyết việc làm cho nhân dân.

T T

Tiến bộ trong nông nghiệp

2005 2009

1 Diện tích lúa nước 134 ha 173,2 ha + 39,2 ha 2 Diện tích đất rẫy 456 ha 241 ha - 215 ha 3 Tổng sản lượng LT 803.5 tấn 983,54 tấn + 180 tấn 4 Đàn trâu 1.124 con 1.398 con + 274 con

5 Đàn bò 1.200 con 1.208 con + 8 con

6 Đàn lợn 1.350 con 1.749 con + 399 con

Trường lớp Mầm non và tiểu học được khép kín 9/9 bản đáp ứng nhu cầu học tập của các lứa tuổi, tỷ lệ huy động trẻ đến lớp ngày càng cao. Nhờ sự hỗ trợ của nhà nước trong các chương trình 134, 135 nên toàn xã đã có 9/9 bản có trường mầm non kiên cố, xây dựng 1 trường chính 2 tầng của trường tiểu học và 8/9 bản có trường tiểu học cơ sở ổn định, 1 trường cấp 2 cho toàn xã, xây dựng nhà trạm xá tiêu chuẩn quốc gia, 9/9 có nhà cộng đồng thôn bản.

Về chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được chủ trọng nhiều hơn, công tác bảo hiểm y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhều tiến bộ, mạng lưới y tế được khép kín từ xã đến bản, hoạt động có hiệu quả hơn. Dân số kế hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33)