Các loại tài nguyên rừng được sử dụng và gắn bó lâu đời

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 50)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.2. Các loại tài nguyên rừng được sử dụng và gắn bó lâu đời

lâu đời. Nhưng việc giao thương buôn bán, sự xâm xập của một số mặt hàng trên thị trường đã thay thế kiến thức bản địa, các sản phẩm này đang ngày càng bị mai một.

Trước đây, việc người dân các bản đi ra ngoài để mua hàng hóa rất khó khăn, đặc biệt là bản Na Ngân, đã một thời gian dài người dân trong bản không giao lưu với bên ngoài, không được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp chính quyền nên các hoạt động mang tính tự cung tự cấp. Những người phụ nữ trong bản rất ít mua vải, đồ may sẵn để mặc, họ thường lấy sợi từ cây rừng như cây Bông để về làm sợi dệt thổ cẩm và lấy củ Nâu, củ Chàm để nhuộm vải.

Người dân địa phương trước đây không có ý thức trồng các loại rau như: rau Muống, rau Khoai, rau Cải,…như người Kinh mà họ chỉ biết đến các lại rau trong rừng như: rau Má, rau Tàu bay, rau Sam, rau Ngổ, rau Cần (mọc hoang ở khe), rau Dún (ngọn cây Dương xỉ), Lá lốt, một số loại lá gia vị khác. Trong đó có một số loại rau có giá trị dinh dưỡng hoặc có một số tác dụng chữa bệnh mà người miền xuôi cũng rất thích dùng như: Mướp đắng rừng, lá Măng đắng, rau Dền cơm, rau Má, Nấm. Người dân các bản còn thu hái một số loại quả, củ về ăn như: quả Cọ, quả Dẻ, quả Trám, Chuối rừng, củ Khoai mài, củ Khoai môn,…các quả, củ này có thể thay thế các bữa ăn trong các thời kì giáp hạt.

Việc chữa bệnh của người dân cách đây 5-7 năm hầu như dựa vào các kiến thức bản địa, dùng các cây thuốc trong rừng để chữa vừa đơn giản lại không tốn kém. Một số loại lâm sản người dân dùng làm thuốc như: Ngải cứu, Hà thủ ô, Lá khôi, Riềng rừng, Nhân trần, Ích mẫu, Hoàng đằng, Sắn thục, …

Những người đàn ông trong bản rất thích uống rượu, các ngày lễ, cưới, hỏi, đám tang, tiếp đón khách, hay thậm chí những thời điểm rảnh rỗi họ cũng thích ngồi rai với nhau uống rượu. Lúc trước, họ nấu rượu không phải bằng men mua ngoài thị trường mà lên men bằng lá cây rừng. Nấu rượu bằng lá cây rừng có nét đặc trưng riêng, uống rất thơm, không những người dân bản ưa chuộng mà người Kinh cũng chuộng loại rượu này.

Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm này không được người dân các bản khai thác nhiều nữa, một phần vì các sản phẩm hàng hóa thay thế, phần vì các sản phẩm này hiện nay không còn nhiều. Các loại lâm sản như: Củ nâu, Củ chàm, Nhân trần, Bách bộ, Sa nhân, Khoai mài phải đi vào rừng sâu mới có và không phải lúc nào đi cũng có thể thu hái được. Đây thực sự là các sản phẩm có giá trị cao trong sinh hoạt hàng ngày, đời sống tinh thần, văn hóa y tế cho người dân, không những thế một số loại còn được thu mua với giá rất cao. Vì thế các cấp chính quyền cần phải tuyên truyền cho người dân biết được giá trị, kỷ thuật thu hái các loại LSNG, đặc biệt là người dân thôn bản phải có ý thức trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát triển các loại lâm sản này.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w