Xã Nga My – Huyện Tương Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 41)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.2.2. Xã Nga My – Huyện Tương Dương

Xã Nga My là một xã vùng sâu, vùng xa thuộc diện xã khó khăn được ưu tiên của nhà nước và của huyện Tương Dương nói riêng. Từ trung tâm xã cách thị trấn Hòa Bình 60-70km. Xã lúc mới thành lập có 14 bản, sau đó lên đến 15 bản do thêm một bản di dân đến. Vì để tiện quản lý nên xã đã tách thành 2 xã: xã Nga My và xã Xiềng My. Hiện tại, xã có 9 bản có 3 bản vùng lõi, bản có số dân đông nhất là bản Cộp có hơn 190 hộ.

Xã Nga My có vị trí địa lý phía Bắc giáp huyện Quế Phong, phía Đông giáp huyện Quỳ Châu, phía Tây giáp xã Yên Hòa, phía Nam giáp xã Xiềng My, phía Tây Bắc giáp xã Yên Tĩnh và Tây Nam giáp xã Yên Thắng.

- Về kinh tế

Về kinh tế toàn xã thực hiện mục tiêu Đại hội khóa XVIII đã đạt được một số kết quả như: Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 5,5 triệu đồng; tổng lượng lương thực quy thóc 983,54 tấn/năm; Bình quân đạt lương

thực đầu người 226kg/người/năm; thu ngân sách trên địa bàn năm 2009 đạt 25 triệu đồng.

Thực hiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản đến 2009 toàn xã có: 1.398 con trâu, 1.208 con bò, 186 con dê, 1.749 con lợn và tổng đàn gia cầm có 11.827 con. Công tác thú y phòng chống và tiêm phòng gia súc, gia cầm ngày càng được chú trọng hơn.

Bảng 3.2: Các chỉ số đánh giá phát triển nông nghiệp 2005-2009

(Nguồn: Báo cáo đảng bộ khoá 18 của Đảng bộ xã Nga My, 2005 -2010)

Thực hiện tốt khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng tái sinh và duy trì thực hiện 2 chương trình kinh tế lớn của huyện đã đề ra; Quản lý rừng đặc dụng: 6.002 ha. Rừng phòng hộ: 2.126 ha. Quy hoạch lâm nghiệp cộng đồng tại Bản Na Ka 107 ha. Trồng keo theo chương trình 661: 108ha. Trồng theo chương trình 147: 13,3 ha. Cây bản địa khác: 106,6 ha. Trồng cỏ: 17,7 ha.

Công tác thương mại dịch vụ từ năm 2005 trở lại đây ngày càng được chú trọng nhiều hơn, lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn, các loại hàng dịch vụ như: bán hàng tạp hóa, xe khách, dịch vụ điện thoại ngày càng phát triển.

Các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhẹ đang được khôi phục và hình thành, nghề truyền thống bản sắc dân tộc ngày càng được chú trọng và phát triển như: dệt thổ cẩm, đan tre, may các thứ, tự đục mộc làm nhà,…đã tạo thêm nguồn thu và giải quyết việc làm cho nhân dân.

T T

Tiến bộ trong nông nghiệp

2005 2009

1 Diện tích lúa nước 134 ha 173,2 ha + 39,2 ha 2 Diện tích đất rẫy 456 ha 241 ha - 215 ha 3 Tổng sản lượng LT 803.5 tấn 983,54 tấn + 180 tấn 4 Đàn trâu 1.124 con 1.398 con + 274 con

5 Đàn bò 1.200 con 1.208 con + 8 con

6 Đàn lợn 1.350 con 1.749 con + 399 con

Trường lớp Mầm non và tiểu học được khép kín 9/9 bản đáp ứng nhu cầu học tập của các lứa tuổi, tỷ lệ huy động trẻ đến lớp ngày càng cao. Nhờ sự hỗ trợ của nhà nước trong các chương trình 134, 135 nên toàn xã đã có 9/9 bản có trường mầm non kiên cố, xây dựng 1 trường chính 2 tầng của trường tiểu học và 8/9 bản có trường tiểu học cơ sở ổn định, 1 trường cấp 2 cho toàn xã, xây dựng nhà trạm xá tiêu chuẩn quốc gia, 9/9 có nhà cộng đồng thôn bản.

Về chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được chủ trọng nhiều hơn, công tác bảo hiểm y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhều tiến bộ, mạng lưới y tế được khép kín từ xã đến bản, hoạt động có hiệu quả hơn. Dân số kế hoạch hóa gia đình đã đi vào hoạt động tốt, tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2005 từ 12%; năm 2009 giảm xuống 8,0%. Tuy nhiên toàn xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác y tế do thiếu vật chất, thiếu cán bộ, đường xá đi lại còn khó khăn nhất là ở các bản vùng trong.

Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đấu tranh bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, tính đến nay đã có 2 bản đạt đơn vị văn hoá; Năm 2005 có: 203 hộ gia đình văn hoá đạt 24,32; năm 2009 có: 520 hộ gia đình văn hoá đạt 56,32 %; có 9/9 bản xây dựng được hương ước, quy ước thôn bản;

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w