Các loại tài nguyên rừng mà người dân khai thác

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 48)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.1. Các loại tài nguyên rừng mà người dân khai thác

Các loại tài nguyên mà người dân của 3 bản Xốp Kho, Na Kho và Na Ngân khai thác có thể được chia thành các nhóm sau đây:

1. Các loại gỗ: Táu, Dổi, Kền kền, Vàng tâm, Sến, Pơ mu, De, Dẻ, Săng lẻ, Đinh hương,…

2. Các loại động vật hoang dã: Mang, Chồn, Sóc, Lợn rừng, Rùa, Gà ri, Tắc kè, Khỉ, Trăn, Rắn, Chuột,...

3. Các loại cây thuốc 2 lá mầm: Khoai mài, Hoàng đằng, Huyết đằng, … 4. Các loại cây cho sợi và cây 1 lá mầm: Mây, Song, Nứa, Giang,

5. Rau, quả, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi: Chuối rừng, Lá môn, Lá ngoạ, Lá cúm, Sơn tiêu, Măng, Quả trám, Quả sú, Mật ong, ...

6. Củi: các loại.

7. Nước suối, sức nước và thuỷ sinh vật: Nước để sử dụng hàng ngày, sức nước được khai thác để làm thuỷ điện nhỏ và các loài Tôm, Cá,...

Bảng 3.4: Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản của người dân ở các bản

Xốp Kho Na Kho Na Ngân Na Ka

Số loại lâm sản

15loại 15loại 11loại 6loại

Tỷ lệ số hộ tham gia 100% 100% 100% 45% Nơi khai thác lâm sản Gần bản, khe Khò, khe Ngân, khe Khương, khe Chun, Nậm Lán Gần bản, khe Kho, khe Quái Vân, khe Khương Gần bản, khe Ngọn, khe Mai, khe Phạt, khe Sừng, khe Hông, khe Hưng, Rừng cộng đồng, rừng vùng đệm gần nhà

(Nguồn: Kết quả điều tra, tháng 10/2010)

Có hơn 30 loại tài nguyên rừng mà người dân địa phương khai thác thường xuyên hàng năm. Tuy nhiên, khi đi điều tra, thì người dân các bản không liệt kê hết các loại. Thứ nhất là vì họ không thể nhớ hết các loại lâm sản đã khai thác. Thứ 2, là vì cũng một phần họ còn ngại nói nên phải dấu đi, có nhiều loại lâm sản chúng tôi phải hỏi gợi ý họ mới trả lời. Bản Xốp Kho và bản Na Kho có mức độ khai thác lâm sản nhiều hơn (15 loại) bản Na Ngân (11 loại). Còn bản Na Ka tỷ lệ này chỉ chiếm gần một nửa các hộ với chỉ 6 loại lâm sản khai thác (Gỗ, Củi, Măng, Nứa, Đót, Lá dong).

Bảng 3.4 liệt kê, so sánh mức độ khai thác các loại lâm sản ở các bản nghiên cứu (chỉ thống kê số lượng những loại lâm sản thường hay khai thác nhất mà người dân đã liệt kê). Có một số loại cùng chủng loại thì cho vào cùng một loại lâm sản, như các loại gỗ, bao gồm cả gỗ có giá trị và gỗ tạp thì bảng thống kê chỉ nêu là lâm sản gỗ, các loại thú rừng, các loại rau,…

Người dân thường khai thác lâm sản ở một số địa điểm chính. Ở khu vực rừng gần xung quanh bản thì người dân chỉ khai thác một số loại lâm sản còn số lượng nhiều. Còn các loại lâm sản có giá trị đang ở trong tình trạng khan hiếm thì người dân đi khai thác trong rừng sâu hơn ở thung lũng của các khe: khe Khương, khe Ngân, khe Khò, khe Chun,…hoặc có thể các đỉnh núi đá vôi để khai thác.

Tỷ lệ số hộ dân tham gia khai thác ở các bản vùng lõi là 100%, không có hộ nào ở các bản này không có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Nhưng

ở các bản vùng đệm tỷ lệ này nhỏ hơn rất nhiều, nhiều hộ tham gia buôn bán hoặc các hoạt động kinh tế khác không còn phụ thuộc vào rừng. Theo kết quả điều tra, chỉ khoảng 45% số hộ ở bản Na Ka còn khai thác lâm sản (bảng 3.4).

Các loại lâm sản được người dân khai thác thường có 3 mục đích lớn: ăn, sử dụng làm vật dụng trong gia đình và bán. Một số loại lâm sản thường để ăn như: Măng, Rau rừng, Động vật rừng, Cá, Khoai mài, Mật ong; một số loại thường khai thác để sử dụng làm các vật dụng trong gia đình như: gỗ các loại, Nứa, Đót, Mây, Lá cọ, Lá dong, các loại lâm sản này có thể dùng hoặc bán. Một số loại cây thuốc người dân có thể dùng hoặc để bán như: Quả bo bo, Hoàng đằng, Dây máu chó, Củ ba mươi,…các loại này người dân thu hái để nhập cho các thương lái.

Bảng 3.5: Mục đích sử dụng của một số loại lâm sản chính

Mục đích

Gỗ Măng Đv, cá

Nứa Củi Đót Khoai mài Song mây Mật ong Rau rừng Cây thuốc Ăn x x x x x x Sử dụng x x x x x x Bán x x x x x x x x x

(Nguồn: Kết quả điều tra, tháng 10/2010)

Nhóm sản phẩm được người dân các bản khai thác và sử dụng nhiều nhất là: Măng, Củi, Gỗ, Nứa, Động vật và Cá. Nhóm sản này vừa cần thiết không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, vừa mang lại giá trị cao trong thu nhập của người dân. Một nhóm sử dụng ít hơn nhưng rất cần thiết trong đời sống của người dân địa phương như: Khoai mài, Lá dong, Rau rừng, Mật ong rừng, các loại cây thuốc,…

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w