Mức độ phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 54)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.4. Mức độ phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng

Rừng và cuộc sống người dân sống gần rừng có một mối quan hệ tương tác với nhau. Rừng được xem là vốn sinh kế của cộng đồng và người dân địa phương. Rừng cung cấp các lâm sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho đời sống người dân. Người dân khai thác và sử dụng các lâm sản phẩm đã gây ra tác động xấu đến sự phát triển của rừng. Việc khai thác quá khả năng phục hồi của rừng dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng, đến lượt nó lại ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế người dân. Vì vậy, để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm cải thiện công tác quản lý rừng và tiến đến mục tiêu quản lý rừng bền vững, cần phải nguyên cứu mối quan hệ phụ thuộc giữa người dân địa phương với tài nguyên rừng.

Tài nguyên rừng bao gồm đất rừng, bãi chăn thả gia súc, cây cối, động vật rừng, các nguồn lâm sản khác và dược liệu, nguồn gen, nguồn nước,…được xem là tài sản sinh kế của mỗi hộ dân và cộng đồng. Xét trong mối quan hệ với các nguồn lực khác, tài nguyên rừng là nguồn lực tạo ra các nguồn lực khác: bán sản phẩm thu lượn từ rừng sẽ cho những khoản tiền mặt, bổ sung cho nguồn lực tài chính; quản lý và sử dụng tài nguyên rừng dưới hình thức cộng đồng làm tăng mối liên kết và quan hệ giữa các cá nhân.

Rừng có ý nghĩa quan trọng như là một nguồn tiết kiệm và sự đảm bảo cho người nghèo đối phó với những rủi ro và bất thường xảy ra. Rừng cung cấp sản phẩm bù đắp sự thiếu hụt ở những thời kỳ giáp hạt. Những bất thường xảy ra trong cuộc sống như điều trị bệnh, ma chay, xây dựng nhà cửa,…yêu cầu một lúc lượng tiền lớn. Cây rừng có thể mang lại cho người nghèo một khoản tiền lớn để họ đáp ứng các yêu cầu này (Chambers, 1996).

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w