Tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 61)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.4.3.1.Tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất

Không những trong sinh hoạt hàng ngày người dân mới phụ thuộc vào rừng mà trong hoạt động sản xuất họ cũng phụ thuộc rất nhiều. Trước đây, hoạt động phát rừng làm nương rẫy ở KBT TN Pù Huống diễn ra rất phổ biến, nhưng do BQL KBT kiểm tra, nghiêm cấm nghiêm ngặt nên hoạt động này đã giảm đi rất nhiều. Hoạt động phát rừng làm nương sẽ gây tổn thất rất lớn cho tài nguyên rừng, bởi người dân ở đây họ chỉ phát, đốt và trỉa: Nếp, Ngô, Lúa vào hai mùa đầu sang đến năm thứ 3 thì trồng Khoai, Sắn, Chuối sau đó thì bỏ hoang đất và đi phát những nơi khác, khi phát có thể gây cháy rừng. Nên làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và đất đai bạc màu. Thời kỳ đầu bị cấm khai thác đất rừng, BQL KBT gặp nhiều khó khăn, có khi là phải dựng lán trên rừng cả tuần để trông chừng người dân, nhưng giờ thì đã đỡ hơn nhiều bởi ý thức của người dân đã thay đổi hơn, họ tuân thủ luật pháp hơn. Nhưng nếu không cho người dân khai đất làm nương trồng hoa màu thì cũng cắt đứt nguồn lương thực của họ. Người dân bản Na Kho và Na Ngân còn có một số diện tích lúa nước nhưng người dân Xốp Kho thì hoàn toàn dùng lúa từ nương rẫy vì thế áp lực vào rừng lại càng lớn. Dù các sản phẩm từ rừng có cho họ thể đỡ đi một phần nào đó trong cuộc sống của họ thì cũng không thể hoàn toàn dựa vào rừng

mà không sản xuất lương thực. Hầu như người dân các bản vùng lõi đều có nguyện vọng muốn BQL KBT cho họ thêm diện tích đất trong KBT để canh tác.

Hình 3.7: Hoạt động đốt rừng làm rẫy tại bản Na Ngân

3.4.3.2. Tài nguyên rừng với văn hóa, y tế của người dân địa phương

Cộng đồng dân cư ở các bản ở đây, bao đời nay họ đã gắn bó với rừng. Hoạt động trong đời sống hàng ngày, các hoạt động sản xuất, hoạt đồng văn hóa, tinh thần đều gắn bó với rừng. Việc sử dụng các sản phẩm rừng làm thuốc chữa bệnh là một nét đặc trưng văn hóa truyền thống của người dân tộc Thái, nó đặc biệt quan trọng đối với những nơi mà các dịch vụ y tế chưa phát triển. Đối với người dân sống trong vùng lõi của KBT việc đi lại cực kỳ khó khăn, người dân phải ra đến ngoài chỗ trung tâm xã mới có trạm y tế, trong mỗi bản cũng có cán bộ y tế nhưng họ không phải là những người có trình độ chuyên môn cao mà chỉ là những cán bộ y tế làm hợp đồng. Cho nên việc người dân sử dụng các cây thuốc Nam để chữa bệnh là rất cần thiết, một số trường hợp cấp bách có thể dùng thuốc Nam để cứu chữa tạm thời cho người dân.

Những người có khả năng chữa bệnh đó là những ông lang, bà mế hay những thầy cúng và hầu hết những bài thuốc của họ là những kinh nghiệm được truyền lại từ đời trước hay qua thực tế những lần chữa bệnh của họ. Đây

khi mà cuộc sống của họ chịu thiệt thòi về nhiều mặt đặc biệt là trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.

Một số phương thức chữa bằng thuốc nam đối với một số loại bệnh như: đau gan, thận, vô sinh, chữa các khối u thì chỉ có những thầy lang mới bốc được thuốc và có những bài thuốc riêng người ngoài không biết. Nhưng đối với một số bệnh thông thường thì cộng đồng dân bản họ truyền miệng cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người Thái có bài thuốc dùng cho phụ nữ sau khi sinh rất hiệu nghiệm, dùng cây ghẻ nước để chữa rắn cắn, lông cu liền để cầm máu, cây đắng để diệt giun sán, bài thuốc chữa đau bụng, …và hiện đang được nhiều người ưa dùng.

Việc chế biến, sử dụng để chữa trị bằng thuốc nam khá đơn giản, có thể chỉ cần vò lá, dùng mủ dắt lên chỗ bị thương, bị đau như: rắn cắn, đau răng, đau mắt, bỏng,…; hay phơi hoặc sấy khô rồi sắc uống. Khai thác LSNG để làm thuốc nam có thể dùng lá, vỏ, rễ, thân cây hoặc dùng cả cây. Ngoài một số nhóm bệnh đã kể ở trên thì tại vùng nghiên cứu các ông lang bà mế còn chữa được rất nhiều bệnh khác như bệnh về thần kinh (bại liệt, phong thấp, tê liệt...); bệnh về tiêu hóa (tả, lị, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng...); bệnh về hô hấp (ho hen, khó thở tức ngực,...); bệnh về phụ nữ (động kinh, rong kinh, bồi bổ sức khỏe khi mang thai, sinh con,...); các bệnh ngoài da, nhiễm trùng,...

Việc chữa trị bệnh bằng thuốc nam của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng nghiên cứu là những kiến thức bản địa rất quý giá, nó đã góp phần không nhỏ vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng dân tộc tại địa phương nghiên cứu. Tuy nhiên việc truyền bá những kinh nghiệm này còn chưa được rộng rãi, do vậy nguy cơ trước mắt đó là những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy của bao nhiêu đời sẽ ngày một mai một, thậm chí sẽ bị thất truyền. Một số giá trị văn hóa của dân bản gắn với rừng nữa như: nghề dệt thổ cẩm, nghề nấu rượi, bảo vệ nguồn nước ở các khe suối,…

3.5. Thực hiện quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên cơ chế chia sẻ lợi ích

3.5.1. Một số mô hình quản lý rừng cộng đồng chưa thành công ở địa phương

KBT TN Pù Huống với hơn 98% dân số vùng đệm là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của người dân chủ yếu dựa sản xuất vào nông lâm nghiệp. Toàn vùng đệm chỉ có hơn 5200 ha đất nông nghiệp, chỉ chiếm khoảng 4,3% tổng diện tích, bình quân đầu người chỉ có hơn 1100m2 đất sản xuất, trình độ kỹ thuật và đầu tư thâm canh sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế cho nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, lực lượng lao động trong thời gian nông nhàn, do thiếu việc làm ổn định nên sẽ rất dễ trở thành một lực lượng phá rừng gây nên một áp lực lớn cho công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Từ những vấn đề thực tiễn đó, để bảo vệ rừng và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, BQL Khu BTTN Pù Huống xác định: bên cạnh thực hiện tốt các giải pháp như tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân dân địa phương và tăng cường công tác thực thi pháp luật còn phải thực hiện những chương trình dự án nhằm tạo công ăn việc làm ổn định, phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho người dân. Và giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ trồng rừng là một trong những dự án tiêu biểu đó: năm 2008 dự án bảo vệ rừng theo chương trình 661 và dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/TTg của Khu BTTN Pù Huống được phê duyệt và triển khai thực hiện. Kết quả đạt được đó là dự án 661 trong 3 năm vừa qua đã giao khoán cho 341 hộ dân vùng đệm khoanh nuôi phục hồi 3000 ha rừng và giao khoán bảo vệ 500 ha rừng gồm cả khu vực dân cư. Dự án hỗ trợ trồng rừng 147 đã hỗ trợ cho nhân dân thuộc 6 xã vùng đệm và liền kề vùng đệm Khu BTTN Pù Huống trên địa bàn huyện Quỳ Hợp trồng mới hơn 1250 ha rừng sản xuất.

dự án trồng rừng đã làm chuyển biến nhận thức một cách tích cực cho cả chính quyền và nhân dân địa phương. Một số người dân trước đây do thiếu công ăn việc làm ổn định nên họ phải vào rừng khai thác, săn bắt, thu hái lâm sản trái phép thì nay họ được dự án giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, các dự án khoán bảo vệ và phát triển rừng cho các hộ dân có những bất cập sau:

- Với định mức đầu tư giao khoán 100 nghìn đồng/ha/năm như hiện nay thì cần phải tăng định mức diện tích giao khoán bảo vệ rừng/hộ để bảo đảm nguồn thu nhập cho hộ nhận khoán ít nhất bằng 1,5 mức lương tối thiểu/tháng tức được khoảng 1,2-1,5 triệu đồng/tháng để tạo động lực cho hộ nhận khoán chuyên tâm và tích cực bảo vệ rừng, hiệu quả đầu tư của dự án sẽ tốt hơn. Thay vì như hiện nay, quy định mức giao tối đa 30 ha/hộ như vậy mỗi năm một hộ nhận khoán được nhận tối đa không quá 3 triệu đồng, tính bình quân mỗi tháng mỗi hộ nhận khoán nếu không thuộc xã 30a thì được nhận tối đa không quá 250 nghìn đồng/tháng và như vậy công tác quản lý dự án cũng khó khăn hơn.

- Trồng keo một cách đồng loạt với diện tích rất lớn như hiện nay nên dễ có những rủi ro về dịch sâu bệnh, chất lượng gỗ kém. Thị trường tiêu thụ của mặt hàng này lại không được đảm bảo, giá keo bán ra hiện đang rất rẻ. Nó thực sự chưa hấp dẫn đối với người dân.

- Trong công tác giao đất lâm nghiệp và giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo kiểu chia đều dẫn đến tình trạng có nhiều thửa nhỏ lẻ, manh mún như một số nơi hiện nay (có nhiều trường hợp bìa đất lâm nghiệp cấp cho hộ gia đình chưa đầy 0,2ha) sẽ khó khăn trong công tác quản lý và hiệu quả đầu tư sẽ không cao.

- Việc triển khai các dự án trồng rừng cho kết quả là diện tích rừng có tăng lên nhưng chất lượng rừng tự nhiên vẫn đang còn giảm sút. Người dân chưa chú ý đến kỹ thuật nuôi trồng và bảo vệ tốt, được cấp vốn, cấp giống và cấp đất họ chỉ trồng xong rồi bỏ bê, không có đầu tư vào chăm sóc nên hiệu quả không cao. Việc áp dụng công nghệ trong khai thác, sử dụng còn nhiều

bất cập chưa giải quyết được.

Ở vùng lõi của KBT, BQL KBT áp dụng hình thức “thuê khoán trông coi”, mỗi bản giao cho khoảng 20 hộ gia đình trông coi một số diện tích rừng nhất định và được trả công 80.000đ/hộ/năm. Nhưng thực sự hình thức này không có kết quả, người dân nhận rừng xong và bỏ bê không quan tâm đến rừng. Những hình thức khai thác trộm trong vùng lõi của KBT vẫn tiếp tục diễn ra.

Vì những nguyên nhân trên nên qua các năm thực hiện các hình thức giao khoán rừng cho cộng đồng chưa đạt được kết quả như mong đợi, người dân địa phương vẫn còn nghèo đói đạt tỷ lệ cao, hưởng lợi từ các hoạt động trồng và bảo vệ rừng chưa có. Nên người dân chưa thực sự hưởng ứng vào chương trình.

3.5.2. Sự hiểu biết và mức độ tham gia của người dân vào bảo vệ rừng

Ở giai đoạn đầu thực hiện các biện pháp cấm vận người dân khai thác trong RĐD, BQL KBT gặp rất nhiều khó khăn. Bởi nhận thức của người dân còn thấp, đời sống còn nghèo, phụ thuộc vào rừng rất lớn. Nhưng hiện nay, việc triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế cho cộng đồng và được sự quan tâm nhiều của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội thì đời sống của người dân được cải thiện rất nhiều. Nhờ sự quan tâm, tuyên truyền tích cực về pháp luật của BQL KBT mà nhận thức của người dân được tăng lên, người dân tích cực trồng rừng, có nhiều người tham gia vào bảo vệ rừng hơn, tỷ lệ người dân vi phạm giảm rõ rệt.

Không phải người dân không biết, họ hiểu những hoạt động khai thác các loại tài nguyên rừng là những hành động sai trái, là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn làm. “Người dân chúng tôi hiểu chặt phá rừng là vi phạm pháp luật, nếu chặt phá rừng thì mất đất, mất nguồn nước và sau này con cháu không có để chặt gỗ làm nhà nữa nhưng nếu cấm hết các hoạt động khai thác thì chúng tôi lấy gì để ăn, bà con sẽ chết đói” - bác Lữ Văn Tiến, trưởng bản Xốp

Bảng 3.8: Mức độ đồng thuận của người dân các bản vùng lõi đối với cơ chế quản lý hiện nay.

Bản Mức độ đồng thuận với chính sách cấm khai thác ĐVHD Mức độ đồng thuận với chính sách cấm khai thác gỗ Mức độ đồng thuận với chính sách cấm khai thác LSNG Loại lâm sản đề xuất được phép khai thác (*) Bản Xốp Kho 90% 80% 0% 1,2,4,5 Bản Na Kho 100% 85% 0 % 1,2,5 Bản Na Ngân 95% 75% 45% 5

Nguồn: Kết quả điều tra tháng 10/2010

Chú thích: 1_Gỗ; 2_LSNG ; 3_ĐVHD; 4_Cá và suối; 5_Đất đai

Theo phỏng vấn người dân trong bản thì hầu hết các hộ đồng ý với BQL KBT là nghiêm cấm các hoạt động khai thác Gỗ: 16/20 (80%) hộ ở bản Xốp Kho, 17/20 (85%) hộ ở bản Na Kho, 15/20 (15%) hộ ở bản Na Ngân. Còn về mức độ đồng thuận nghiêm cấm bắt ĐVHD: Bản Xốp Kho 18/20 hộ (90%), Na Kho 20/20 (100%) hộ, Na Ngân 19/20 (95%) hộ. Tỷ lệ này là khá cao, nhưng trong thực tế vì thiếu đói nên người dân vẫn khai thác gỗ và ĐVHD để ăn và bán. Còn về khai thác LSNG thì người dân các bản vùng lõi không đồng tình với việc cấm vận, họ muốn được khai thác loại lâm sản này để phục vụ cho cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi được hỏi về nhu cầu khai thác các loại lâm sản nếu xây dựng thành công cơ chế quản lý RĐD dựa trên việc chia sẻ lợi ích thì phản ứng và câu trả lời của người dân ở 3 bản là rất khác nhau: Người dân bản Xốp Kho đa số đều mong muốn được tham gia đồng quản lý rừng và khai thác nhiều loại tài nguyên, như Gỗ, LSNG, Cá và suối, đất đai. Người dân bản Na Kho cũng mong muốn được chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ RĐD và nguồn lợi từ rừng, đó là Gỗ, LSNG và đất đai. Trong khi đó người dân bản Na Ngân chỉ mong muốn chia sẻ đất đai để được tiếp tục khai thác vàng và khai thác đất làm ruộng và rẫy (Bảng 3.8).

3.5.3. Phân tích SWOT – Đánh giá khả năng thực hiện mô hình chia sẻ lợi ích trong bảo vệ rừng

Điểm mạnh (S)

- Người dân sống gần rừng, có truyền thống làm nghề rừng, có kiến thức trong khai thác và sử dụng các sản phẩm rừng kiến thức bản địa của người dân góp phần quan trọng trong việc bảo vệ rừng.

- Có đội ngũ các bộ trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công việc. Họ hiểu rõ về người dân và địa hình trong KBT.

- Cán bộ kiểm lâm được trang bị đầy đủ thiết bị và kiến thức.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ, chính quyền và nhân dân các xóm.

- BQL KBT nắm quyền chủ động, được quyền đưa ra các bản cam kết trong việc khai thác tài nguyên rừng và thay đổi bổ sung các bản cam kết.

- Nhận thức của người dân đã ngày càng được nâng cao, họ tin tưởng vào chính sách của đảng và nhà nước.

- Tính cộng đồng cao của người dân địa phương

Điểm yếu (W)

- Trình độ khoa học, kỷ thuật, nhận thức về khai thác và sử dụng các loại lâm sản còn thấp. - Nguồn nhân lực còn mỏng, đời sống của cán bộ kiểm lâm còn khó khăn, có nhiều các bộ kiểm lâm còn ít kinh nghiệm.

- Kiến thức của người dân cũng như cán bộ kiểm lâm về mức độ đa dạng sinh học, số lượng loài, số loài nằm trong sách đỏ còn hạn chế. Kiến thức bản địa của người dân chưa được phát huy.

- Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc vào rừng nhiều. Trình độ dân trí của nhân dân còn thấp, nhiều hủ tục lạc hậu.

- Sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát các bên liên quan thực hiện đúng ban cam kết. - Địa hình đi lại khó khăn hiểm trở.

triển ở khắp nơi trên thế giới và hiện nay cũng đang được chú ý ở nước ta. Chương trình giao đất khoán rừng đã được triển khai.

- Hiện nhà nước đang dần hoàn thiện

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 61)