Bản Na Ngân

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 44 - 45)

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.3.Bản Na Ngân

Đây là bản xa nhất, khó khăn nhất của Xã Nga My và của KBTTN Pù Huống. Bản cách trung tâm xã 25km, đường đi vào gập ghềnh, nguy hiểm. Bản gồm có 120 hộ đều là người Thái, chỉ có 1 người Kinh. Bản được hình thành từ năm 1954 do 1 nhóm người Thái di cư từ huyện Quế Phong sang Tương Dương khai thác lâm sản, sau đó thấy khá dễ làm ăn nên ở lại trong vùng lõi của KBT để sinh sống. Do ở sâu trong vùng lõi nên một thời gian dài họ không nhận được sư quan tâm từ bên ngoài.

Diện tích đất tự nhiên của cả bản là hơn 1.200 ha, trong đó có 62 ha đất được qui hoạch để canh tác, trong đó có khoảng 11 ha đất làm lúa có nước, nên người dân ở đây có thể tự trang trải lương thực được từ 7 đến 10 tháng. Cả bản có tới 96 hộ nghèo trong tổng 120 hộ (chiếm 83%). Đa số các hộ gia đình đều

thiếu lương thực trong những tháng giáp hạt, trung bình mỗi năm thiếu từ 2-5 tháng.

Trước đây cuộc sống của người dân rất nghèo, người dân phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác các sản phẩm từ rừng để sử dụng sinh hoạt hàng ngày và hoàn toàn mang tính tự cung, tự cấp. Công tác chăm sóc sức khoẻ hạn chế, dịch bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh sốt rét. Nay được sự quan tâm lớn của nhà nước và các thành phần trong xã hội, cuộc sống người dân đã được cải thiện rất nhiều, giảm bớt dịch bệnh, trẻ em đến tuổi đều được đi học, hiện nay trong bản có 1 lớp học mẫu giáo và 5 lớp học tiểu học, bản có đủ giáo viên để dạy các lớp này một số học sinh sau khi hết học tiểu học đã ra trung tâm xã để học tiếp cấp hai. Nhưng trong bản thường có những người bên ngoài vào khai thác vàng nên người dân trong bản bị lợi dụng và tham gia vào các vụ khai thác. Ở bản có các tệ nạn xã hội như ma túy, có 11 đối tượng nghiện hút.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và khả năng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dựa trên cơ chế chia sẻ lợi ích ở khu BTTN pù huống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 44 - 45)