3. Mục tiêu nghiên cứu
3.4.1. Tài nguyên rừng và mức thu nhập của người dân
Người dân sống xung quanh KBT TN Pù Huống đời sống còn gặp nhiều khó khăn, mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rất lớn, rừng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập hàng ngày của họ. Đặc biệt là đối với những bản có vị trí
lại càng lớn hơn so với những bản ngoài vùng đệm. Rừng gắn với họ từ bao đời nay, từ những tập tục thôn bản, sinh hoạt, cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Theo điều tra ở 4 bản: Xốp Kho, Na Kho, Na Ngân, Na Ka, thì người dân ở đây có các nguồn thu nhập chính:
1. Từ làm ruộng, bãi và rẫy: sản phẩm gồm lúa nước, lúa rẫy, ngô, sắn, lạc, đậu, vừng,...
2. Từ chăn nuôi: các đối tượng chăn nuôi là trâu, bò, lợn, gà, dê, ... 3. Từ khai thác lâm sản các loại: gỗ, lâm sản phi gỗ gồm củi, dược liệu, mật ong, hương liệu, rau, củ, quả, măng, cá, ...
4. Từ nguồn khác như: lương, phụ cấp, làm thuê, buôn bán - dịch vụ, khai thác vàng (đãi vàng),...
Bảng 3.7: Các nguồn thu nhập và thu nhập trung bình năm của các hộ phỏng vấn ở 4 bản nghiên cứu (triệu đồng)
Hoạt động thu nhập Xốp Kho Na Kho Na Ngân Na Ka
Tổng thu nhập từ ruộng và nương rẫy 6,227 4,533 5,815 9,885 Tổng thu nhập từ chăn nuôi 11,425 5,84 3,5 4,15 Tổng thu nhập từ khai thác lâm sản 14,91 10,9 7,65 1,034 Tổng thu nhập từ các hoạt động khác 2,063 4,324 3,12 13,95
Tổng thu nhập 34,62 25,60 19,46 29,02
Nguồn: Kết quả điều tra, 10/2010
Từ Bảng 3.7 ta thấy, ở ba bản vùng lõi, hoạt động chiếm thu nhập cao nhất là từ khai thác lâm sản, còn riêng ở bản Na Ka thuộc vùng đệm của KBT thu nhập từ khai thác từ lâm sản chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong đó, bản Xốp Kho thu nhập trung bình từ khai thác lâm sản là 14,91 triệu/hộ/năm, bản Na Kho đứng thứ 2 là 10,9 triệu/hộ/năm, bản Na Ngân thấp nhất trong các bản vùng lõi chỉ có 7,65 triệu/hộ/năm. Bản Na Ka con số này chỉ có 1,034 triệu/hộ/năm. Sở dĩ 3 bản vùng trong đều có sự phụ thuộc vào rừng là như nhau, nhưng ở bản Xốp Kho gần UBND xã nhất, dễ giao lưu buôn bán nhất so với 2 bản khác nên trong tổng thu nhập của họ, thu nhập từ lâm sản chiếm vị trí
khá cao. Hai bản Na Kho và Na Ngân, hoạt động buôn bán để tăng thêm thu nhập là rất hạn chế, các thương lái đi mua các mặt hàng như: Măng, Hoàng đằng, Bo bo, Nứa,…cũng rất hiếm khi vào trong những bản này để mua, mà họ thường chỉ giao dịch mua bán ở bản Xốp Kho.
Bản Xốp Kho, nguồn thu nhập chiếm vị trí cao nhất là từ khai thác lâm sản, chiếm tới 43,06% tổng thu nhập. Theo số liệu điều tra thì có tới 14/20 hộ có thu nhập chính từ lâm sản (chiếm tới 70% tổng số hộ). Nguồn thu nhập thứ 2 là từ chăn nuôi, mặc dù chăn nuôi ở các hộ không gặp nhiều thuận lợi, dịch bệnh nhiều nhưng người dân ở bản Xốp Kho chăn nuôi nhiều và dễ dàng bán hơn hơn so với bản Na Kho và Na Ngân, thu nhập từ chăn nuôi đạt 11,425 triệu/hộ/năm, chiếm 33%. Trồng trọt chiếm 17,98% trong tổng thu nhập. Còn về các thu nhập khác như làm thuê, lương thưởng và trợ cấp ở bản chỉ chiếm 5,96% (hình 3.4).
Bản Na Kho có tổng thu nhập trung bình mỗi hộ thấp hơn nhiều so với Xốp Kho, khoảng 25,60 triệu/hộ/năm. Mặc dù bản Na Kho có tới 15ha diện tích lúa nước, có thể đủ cung cấp cho cả bản, chăn nuôi cũng thuận lợi nhưng việc giao thương, mua bán nông sản, lâm sản khó khăn nên giá cả bản được thường thấp làm cho thu nhập của người dân bản Na Kho cũng thấp. Tuy nhiên khai thác từ lâm sản cũng chiếm tới 42,59% trong tổng thu nhập. Thu nhập của các hộ của bản Na Kho từ việc chăn thả gia súc, gia cầm chiếm 22,81% tổng thu nhập và từ trồng trọt chiếm 17,71%. Các nguồn thu nhập khác chiếm 16,89%, chủ yếu là đi làm thuê, lương và phụ cấp (hình 3.4).
Trong 3 bản vùng lõi thì bản Na Ngân có thu nhập thấp nhất, tổng thu nhập trung bình mỗi hộ chỉ có 19,46 triệu/hộ/năm, chỉ hơn một nửa bản Xốp Kho. Theo như bảng trên thì thu nhập từ khai thác lâm sản ở bản Na Ngân rất thấp, trung bình chỉ có 7,65 triệu/hộ/năm, nguyên nhân có thể là do:
− Con đường từ bản Na Ngân ra đường nhựa có ô tô chạy quá xa và hiểm trở nên thương lái thường ít vào Na Ngân thu mua các loại LSPG, hoặc chỉ vào mua khi có số lượng lớn và giá rẻ. Vì thế người dân ở đây ít có cơ hội bán
− Người dân bản Na Ngân cũng không thể khai thác gỗ để bán do địa hình và chế độ thuỷ văn quá khó khăn, không thể chuyển gỗ bằng bè ra các khe lớn để bán, cũng không thể dùng trâu để kéo gỗ ra đường lớn do quãng đường quá xa và khó đi.
Vì giao thương quá khó khăn và cách trở mà người dân bản Na Ngân có xu hướng phát triển kinh tế tự cung, tự cấp trong bản và ngay trong từng hộ gia đình. Khác với 2 bản Xốp Kho và Na Kho, nguồn thu đứng thứ 2 của bản là từ trồng trọt chiếm 26,64%, người dân trong bản có thể tự chủ động lương thực được trong 8 tháng. Từ chăn nuôi chiếm 18,01% trong tổng thu nhập, Na Ngân là bản có nguồn thu nhập này thấp nhất chỉ có 3,5 triệu/hộ/năm trong khi ở bản Xốp Kho là 11,43 triệu/hộ/năm, chỉ bằng 1/3 bản Xốp Kho.
Nguồn thu nhập thứ 4 của bản là từ các hoạt động khác làm thuê, đào đãi vàng, trợ cấp hoặc lương từ chính phủ hoặc dịch vụ, đặc biệt là từ đào vàng. 100% các hộ trong bản đều tham gia khai thác vàng cho các “ông chủ”. Mặc dù việc làm này mang tính may rủi không phải lúc nào cũng mang lại được thu nhập nhưng người dân cứ nuôi hi vọng giàu lên từ khai thác vàng nên hàng ngày họ vẫn lầm lũi đào bùn để kiếm vàng. Và từ trước tới nay, trên thực tế người dân trong bản vẫn chưa có ai giàu lên nhờ vàng nên việc phụ thuộc vào rừng vẫn không thể tránh khỏi.
Hình 3.4: Tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động khác nhau ở 3 bản vùng lõi
Về các hoạt động thu nhập thì người dân bản Na Ka khác hoàn toàn so với 3 bản vùng lõi. Với diện tích lúa nước là 16,8ha, người dân lại làm hai
vụ/năm nên phần lớn người dân trong bản tự cung cấp đủ lương thực cho mình. Tổng thu nhập từ trồng trọt, chủ yếu là từ lúa nước đạt 9,885 triệu/năm, cao hơn nhiều so với 3 bản vùng lõi. Thu nhập từ trồng trọt chiếm 48,08% trong tổng thu nhập, đứng vị trí cao nhất (hình 3.5).
Hoạt động thu nhập lớn thứ 2 là từ các hoạt động khác như: làm thuê, lương, trợ cấp, buôn bán, dịch vụ,... chiếm 34.06% trong tổng thu nhập. Hoạt động này mang lại thu nhập cao cho người dân ở bản Na Ka vì trong những thời điểm nhàn rỗi, đàn ông trong bản thường đi làm thuê các công việc như: chở hàng, kéo gỗ, đãi cát, đãi vàng,…. Đặc biệt ở bản có giao thông thuận tiện nên việc buôn bán, dịch vụ các mặt hàng cũng dễ dàng phát triển hơn.
Thu nhập đứng 3 của bản là từ chăn nuôi chiếm 14,03% trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, hoạt động từ chăn nuôi ở trong bản không phát triển như ở các bản phía trong vì hoạt động chăn nuôi của bản không thuận lợi như ở các bản đó, họ không có điều kiện chăn, thả. Mỗi hộ chỉ nuôi 1,2 con trâu bò, lợn, gà nuôi ít, thậm chí có một số hộ không chăn nuôi gì, nhất là ở những hộ mới tách riêng. Theo điều tra, thì số hộ mới tách riêng chiếm tới 1/3 số hộ phỏng vấn, những hộ này còn gặp nhiều khó khăn vì diện tích ruộng ít, chăn nuôi kém, vì thế tỷ lệ hộ nghèo trong bản còn cao.
Nhưng có một điều khác biệt rõ nhất ở bản Na Ka so với 3 bản vùng lõi là hoạt động thu nhập từ các loại lâm sản trong bản rất thấp, chỉ đạt trung bình 1,034 triệu/hộ/năm. So với tổng thu nhập thì thu nhập từ khai thác lâm sản chỉ chiếm 3,56%. Hoạt động này chỉ rơi vào một số hộ nghèo trong bản, tỷ lệ này rất nhỏ và hoạt động khai thác của họ cũng chỉ diễn ra ở rừng vùng đệm xung quanh bản không ảnh hưởng đến vùng lõi của KBT.