Phần mở đầu

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ kiểu nói lối yên huy (can lộc, hà tĩnh) (Trang 53 - 58)

- Vâng, có cấy dới (dới) đó thì mới có con gấy (gái) gả cho ôông (ông) đó Ôông (ông) thông gia đỏ mặt đi lanh (nhanh).

c. Câu thuộc phần thoại:

4.2. Phần mở đầu

a) Khái niệm:

Phần mở đầu là một phần trong bố cục của văn bản, có nội dung liên quan trực tiếp chặt chẽ với các phần triển khai và kết luận, có vị trí đứng đầu văn bản.

Phần mở đầu có tác dụng thể hiện trực tiếp ý tởng hay định hớng cho nội dung. Điều đó có nghĩa là cái chủ đề của văn bản (chẳng hạn, một câu chuyện, một vấn đề khoa học, một bài báo...) nhiều khi thể hiện ngay ở câu mở hoặc phần mở đầu.

b) Các cách mở: * Mở trực tiếp: - Khái niệm:

Mở trực tiếp là kiểu mở có phần mở nêu ra vấn đề hay đặt vấn đề không có những ý dẫn dắt mà đi thẳng vào nội dung chủ đề chính văn bản sẽ trình bày ở phần chính. Nh ngời ta thờng nói “mở cửa sổ thấy núi”. Ví dụ:

Bác sỵ (bác sỹ) nói với ngài nhà (ngời nhà) bệnh nhân: - Bệnh tình của cháu nặng lắm!

Ngài nhà (ngời nhà):

- ối chết (ấy chết), con tui (con tôi) mới năm tuổi mà đạ (mà đã) mắc bệnh tình à ? (Chuyện Bệnh tình). Chuyện không cần có câu dẫn dắt, giới thiệu (phần kể) vì lời dẫn thoại và lời thoại đã phần nào có kể, tả rồi.

Các mẩuchuyện Bạc, khôông bạc, Ai thắng ai cũng có lối mở đầu trực tiếp nh vậy. Nói chung ở những mẩu chuyện này, nếu mở theo cách gián tiếp có khi làm “loãng” tình huống, kém hấp dẫn.

* Kiểu mở gián tiếp

Kiểu mở gián tiếp là kiểu vào đề cha đi vào nội dung chính nh mở trực tiếp mà dẫn dắt các ý từ xa đến gần với nội dung chính, từ những thông tin khái quát để dẫn dắt dần vào nội dung chính. Cách mở này có nhiều dạng cụ

thể, tuỳ thuộc vào kiểu loại văn bản. Sau đây là một số kiểu mở gián tiếp th- ờng gặp.

- Mở bằng miêu tả bối cảnh

Là kiểu mở đầu bằng những câu miêu tả, tờng thuật sự vật, sự việc, làm nền cho câu chuyện. Sau đây là một số kiểu miêu tả cụ thể.

+ Miêu tả cảnh huống không gian:

- Tại phòng chờ khám ở bệnh viện, một ngài (một ngời) đang đau nhăn nhó. Ngài (ngời) ngồi cạnh, hỏi: (chuyện Đau răng)- Không gian công sở.

- Hai ôông (ông) thông gia ngồi nhởi (chơi) uống nác (nớc) nói chuyện dới (dới) một cơn (cây) mít to. Ôông ni (ông này) nói: (chuyện Lấy trắm)- Không gian gia đình.

- Cấy cơi (cái sân) hợp tác xạ (xã) rộông (rộng) mênh mông, mọi ngời đố chắc (đố nhau) mần (làm) hết bao nhiêu tấn xi măng. Ôông (ông) thủ

kho nói: (chuyện Mời cân tám vạn)- Không gian công cộng. + Miêu tả cảnh huống thời gian:

Cũng nh không gian, thời gian là một cảnh huống bao quanh và là một cảnh huống mở đầu rất thích hợp cho phần mở đầu chuyện:

Đêm khuya chó sủa ngoài đàng (đờng). Bà hỏi ôông (ông): (chuyện

Chó chisủa ?)- Thời gian đêm khuya.

Gấy (vợ) đi mần (làm) về. Trời tra rồi nhng nhôông (chồng) vẩn (vẫn) mải mê ngồi đánh cờ với hàng xóm, cơm cha nấu. ả ta (chị ta) liền nói bóng nói gió: (chuyện Chứng mô tật nớ) - Thời gian ban tra.

Sáng sớm, toán thợ mộc đang sắp đồ nghề ra trửa cơi (giữa sân) để chuẩn bị mần (làm) việc thì đúng lúc bà chủ tay xách nách mang từ ngoài đàng (đờng) về. Ôông (ông) chủ chộ rứa (thấy thế), liền chạy ra trựa cơi (giữa sân), lấy tay che mặt, nhìn mặt trời rồi nói: (chuyện Chợ về) – Thời gian buổi sáng.

Hay có những mẩu chuyện ở phần mở phối hợp cả không gian - thời gian xen kẽ. Ví dụ:

Rằm tháng Bảy, chú sang nhà bác nhởi (chơi), đang háo hức biết mô ( biết đâu) có chút đầu đày (thức ăn còn d) ngày rằm. Mới đến đầu cơi (đầu sân), chú cất tiếng hỏi bác: (chuyện ăn rằm) – Ngày rằm + tại nhà riêng.

nông thôn đến mùa gắt (mùa gặt), mùa cấy, ngời ta thờng chuẩn bị chẻ chạc (chẻ lạt), vót đụa (đũa) cho thợ cày, thợ cấy ăn cơm. Một ôông (ông) thông gia đến nhà thông gia nhởi (chơi), chộ (thấy) ôông (ông) thông gia đang ngồi vót đụa (đũa), liền hỏi: (chuyện ăn cấy) – Mùa gặt + nhà thông gia

Hợp tác xạ (hợp tác xã) phát động chiến dịch mần (làm) khoai vụ đông. Xạ viên (xã viên) ra đôồng (ra đồng) mần khoai tấp nập. Chộ (thấy) một ngài (một ngời) ngồi nghỉ bên cộôc cơn (gốc cây), ngài (ngời) bên xóm đi qua, hỏi: (chuyện Chờ cào) – Chiến dịch làm khoai vụ đông + bên đờng ra đồng.

Một trong những nhiệm vụ của phần mở đầu là giới thiệu hoàn cảnh, tình huống, nhân vật…chuẩn bị cho tiếng cời xuất hiện. Có rất nhiều hình thức vào đề bằng giới thiệu. Sau đây là một số dạng thờng gặp.

- Mở bằng giới thiệu hoàn cảnh, xuất xứ nhân vật:

Cách giới thiệu hoàn cảnh, xuất xứ thờng gặp trong các mẩu chuyện trong NLYH. Ví dụ:

Một ả (chị) mần nghề hàng xáo đi chợ gặp ả cùng làng lấy nhôông (chồng) về thăm nhà mẹ đẻ. Biết cuộc sống của bạn hiện nay giàu sang, có của ăn của để, ả tê (chị kia) than thở với bạn: (chuyện ăn đầu mấu đòn triêng). Chỉ qua hai câu là đã đủ làm cho các nhân vật trong mẩu chuyện hiện lên rất “nét”: chị lấy chồng xa chắc cuộc sống rất khó khăn.

Ngời anh cả đả (đã) ra ở riêng. Một bựa (một hôm) chộ (thấy) ngời em trai vội vàng sang báo tin: (chuyện Bệt chó). Hoàn cảnh để dẫn dắt cái kết “có hậu”, gây cời.

Một cậu con trai nghịch ngợm, khôông nghe lời cha, bị cha chởi (chửi) và tớt đập (đuổi đánh). Cha bắt phải voòng tay (vòng tay) xin lội (xin lỗi) thì cậu ta lại chạy xuống roọng nác (ruộng nớc) trớc nhà cả lội nác cả nói (vừa lội nớc vừa nói): (chuyện Con xin lội). Đây là tình huống gây sự bất ngờ, ngạc nhiên, hài hớc.

du (cô dâu) mới cới, bị nhôông (chồng) say sa cờ bạc suốt ngay (suốt ngày) đánh đập nên đạ(đã) bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Chộ con gấy (thấy con gái) ôm gói đồ vô giờng (vào giờng) nằm khóc tấm tức, bà mẹ hỏi:

(chuyện Cơn ngọnra răng). Và đây là một tình huống có tính bi hài.

Phần mở này là tiền đề để trong phần chính của mẩu chuyện, nội dung đ- ợc triển khai trong bối cảnh mà phần mở đầu đã nêu.

- Mở đề bằng cách nêu lý do:

Đây là kiểu mở mà ngời kể lại mẩu chuyện dẫn dắt nội dung chính bằng cách nêu lý do nh là một điểm tựa cho nội dung câu chuyện sắp đợc kể ra.

Ví dụ:

Ngời em đến thăm ngời anh vừa ốm dậy. Em hỏi: (chuyện ăn tiêu)- Ngời anh ốm dậy, em sang hỏi thăm.

Gấy đi mần về (vợ đi làm về), chộ nhôông (thấy chồng) đánh cờ với mấy ôông (ông) hàng xóm. ả ta (chị ta) bực tức, nói: (chuyên Còng lng, cảy rọt)- Chồng ham chơi, lời nhác nên vợ bức xúc.

Mấy nhà troong (trong) xóm đụng (chung) nhau một con lơn mần thịt (giết thịt) để ăn trong dịp Tết. Dịp Tết bận rộn, khôông (không) ai ra tay mần (làm) đợc, phải thuê một ôông (ông) tể lô mổ lợn. (chuyện Chia lại)- Ngày mùa bận việc, nên phải nhờ tể lô giết lợn và bị lừa.

Đây là những “lý do” đợc gợi nêu trong một số mẩu chuyện nói lối để triển khai nội dung mẩu chuyện vui.

- Mở bằng nêu vấn đề, dẫn dắt vấn đề

Dân tình đồn chắc (kháo nhau) về một con trắn (rắn) lạ, rất to th- ờng xuất hiện ở đầu cánh đôồng (cánh đồng) vô (vào) mùa ma, ai cụng hại (cũng sợ) khôông (không) dám ra đôồng (đồng). Đi mô (đi đâu) ngời ta cụng (cũng) bàn tán về việc ni (việc này). Họ còn đa chuyện ni (chuyện này) vô (vào) trong họp xóm để yêu cầu có cách bắt tắn (rắn) lạ. Chộ rứa (thấy vậy) một ôông (một ông) nói: (chuyện Rạp ló” - Tin rắn lạ xuất hiện)

làm mọi ngời hoang mang, lo lắng. Nhng là tin thất thiệt nên phải cải chính bằng nói lái.

Một ngài (một ngời) hớt hải chạy vô (vào) quán trú (tránh) ma. Ôông (ông) chủ quán chộ (thấy) anh ta ớt hết, hỏi: (chuyện Mắc ma đoạn mô) – Trời ma thất thờng, ngời đi đờng phải vào quán trú ma, gặp dịp nói lối.

Hai cha con lên rú (núi) Hồng Lịnh (Hồng Lĩnh) chặt (đốn) củi. Bó củi xong, cha cứ lẳng lặng đi tìm rạ (dao). Chộ rứa (thấy vậy), con hỏi: (chyện Mất đoạn )- Thấy cha tìm rạ (dao) thì con hỏi nhng là câu hỏi “hớ” nên bị “bắt bẻ”.

Bằng cách mở nêu vấn đề, các mẩu chuyện ngay từ đầu đã có “kịch tính” hài, gây sự chú ý của nời nghe.

Trên đây là một số cách mở đầu theo lối mở gián tiếp trong NLYH. * Nhận xét về kiểu mở gián tiếp:

Mở gián tiếp khắc phục đợc những nhợc điểm của kiểu mở trực tiếp, nh: - Dẫn dắt vấn đề một cách tuần tự, nhờ đó ngời đọc dễ tiếp nhận, không tạo ra tâm lý, cảm giác đột ngột, bất ngờ không cần thiết.

- Gợi tạo đợc không khí ngay từ đầu với sự tập trung chú ý của ngời nghe.

- Tạo đợc một giọng điệu cần thiết làm điểm tựa cho phần chính của mẩu chuyện đợc kể ra.

Tuy nhiên, mở gián tiếp có độ khó cao hơn so với mở trực tiếp: nó đòi hỏi ngời kể phải am hiểu bối cảnh có liên quan đến nội dung mẩu chuyện,

phải biết lựa chọn liều lợng phù hợp, nếu không sẽ dẫn đến lan man, dài dòng, kém hấp dẫn…

Số liệu tổng hợp các cách mở trong 81 mẩu chuyện nói lối:

-Các mẩu chyện có phần mở trực tiếp trong NLYH gồm: 22/81chuyện, tỉlệ: 27,16%. lệ: 27,16%.

- Các mẩu chyện có phần mở gián tiếp trong NLYH gồm: 59/81 chuyện, tỉ lệ: 72,84%.

4.3 Phần khai triển

a) Khái niệm

Phần khai triển là phần tiếp nối phần mở đầu, là phần nội dung chính, mỗi mẩu chuyện, làm rõ nội dung phần mở đầu đã giới thiệu về sự vật, sự việc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ kiểu nói lối yên huy (can lộc, hà tĩnh) (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w