Dựa vào hiện tợng mơ hồ về nghĩa:

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ kiểu nói lối yên huy (can lộc, hà tĩnh) (Trang 79 - 81)

- Vâng, có cấy dới (dới) đó thì mới có con gấy (gái) gả cho ôông (ông) đó Ôông (ông) thông gia đỏ mặt đi lanh (nhanh).

a) Dựa vào hiện tợng mơ hồ về nghĩa:

Hiện tợng mơ hồ về nghĩa là hiện tợng một câu nói mà nghĩa của nó không xác định, không rõ ràng, có thể hiểu đợc nhiều cách, và do đó có thể trả lời nhiều cách, tuỳ theo ý ngời nói. Thực chất của hiện tợng mơ hồ cũng nhằm vào sự liên tởng ngữ nghĩa giữa các hiện tợng tợng gần gũi về âm và nghĩa nào đó…

- Số lợng thống kê: 14/81 mẩu chuyện

Trong NLYH, trờng hợp tạo ra câu mơ hồ thờng là thuộc về phía ngời hỏi, trong văn cảnh cụ thể, nêu câu hỏi bị "hớ", không chặt chẽ. Ngời nghe "lợi dụng cơ hội” trả lời theo nội dung khác, với dụng ý làm cho ngời hỏi rơi vào "cụt hứng một cách dễ chịu". Cách thức này đợc sử dụng khá nhiều trong nói lối Yên Huy. Đến Yên Huy, gặp ngời Yên Huy nói chuyện, chúng ta phải thờng xuyên “cảnh giác” trong nói năng để khỏi bị “bắt bẻ” nh những nhân vật trong các mẩu chuyện nghe kể. Ví dụ:

Cày để bừa

Có một anh nông dân đang cày dới rọng (dới ruộng), anh hàng xóm đi qua, hỏi:

- Cày mần chi rứa ôông (cày làm gì thế ông)? Anh nông dân trả lời:

- Cày để bừa.

Chộ (thấy) thất lý, anh ni (anh này) bỏ đi, tính cách trả đụa (trả đũa). Gin tra (gần tra), khi đi qua gin chộ (gần chỗ) ngài (ngời) đang cày, anh ta ra sức chạy thật lanh (thật mau) ra vẻ hốt hoảng hay có việc chẳng lành. Chộ rứa (thấy vậy), anh hàng xóm dừng cày lại, hỏi:

- Có chuyện chi mà chạy khiếp rứa (có chuyện gì mà chạy khiếp thế)? Anh ta dừng lại một cách đột ngột, trả lời:

- Chạy cho mau!

Mẩu chuyện vui này khá kịch tính. “hiệp một” anh nông dân đang cày d- ới ruộng thắng anh hàng xóm đi qua. Sang “hiệp hai”, anh hàng xóm đã thắng lại bằng cách “cài bẩy”: chạy nhanh ra vẻ hốt hoảng. Tỉ số của “hai hiệp đấu trí” là 1 – 1. Trong “hiệp đầu”, khi anh bạn hàng xóm đi qua hỏi câu hỏi “hớ”, mơ hồ về nghĩa: “Cày mần chi rứa ôông (cày làm gì thế ông)? ” (Câu này có thể hiểu nhiều cách. Lẽ ra phải: Hỏi cày để trồng cây gì), anh bạn đang cày trả lời ngay: Cày để bừa .“ ” Câu trả lời không đúng ý câu hỏi nhng hợp lý nên anh bạn đi trên đờng đành chịu thua. Nhng vốn là những “hiệp sĩ nói lối” dễ gì anh ta chịu bó tay, chịu thua. Thế là, anh ta giả bộ, tạo ra tình huống “có vấn đề”: lát sau quay chỗ bạn đang cày, chạy thật nhanh và ra vẻ hốt hoảng. Thấy thế anh bạn dừng cày, hỏi: Có chuyện chi mà chạy

khiếp rứa (có chuyện gì mà chạy khiếp thế)?”.( Lẽ ra phải hỏi: Có chuyện chi ở nhà mà chạy khiếp rứa). Chỉ chờ có thế, anh ta đáp liền: “Chạy cho mau !” và cời dắc thắng ! “Hiệp hai” kết thúc, phần thắng thuộc về anh bạn đi trên đờng. Nhng, thắng thua với họ không quan trọng, mà cái chính là có đợc tiếng cời vui vẻ, dí dỏm, trí tuệ.

Dậy ăn để mà đi cày

ở nông thôn hay (thờng) có thói quen gấy (vợ) dậy nấu cơm từ lúc ga (gà) gáy đến khi tru ẻ (trâu ỉa) thì gọi nhôông (chồng) dậy đi cày, đi bừa. Theo thói quen, một bựa (một hôm) tru mới ẻ (trâu vừa ỉa), gấy liền sang sảng kêu nhôông (gọi chồng):

- Ôông (ông) ơi, tru ẻ rồi (trâu ỉa rồi) dậy ăn mà đi cày!

Khi nghe kể mẩu chuyện này, ngời nghe buồn cời vì câu nói mơ hồ về nghĩa của vợ đối với chồng: “Ôông (ông) ơi, tru ẻ rồi (trâu ỉa rồi) dậy ăn mà đi cày ! .” Lẽ ra, vợ phải nói: “Ôông (ông) ơi, tru ẻ rồi (trâu ỉa rồi), dậy ăn cơm mà đi cày! .

Nhng với câu nói mơ hồ về nghĩa của bà vợ làm cho ngời chồng (và cả ngời khác nghe) hiểu “tru ẻ rồi (trâu ỉa rồi) dậy ăn mà đi cày! . ” Hiểu nh vậy cũng đúng (trong ngữ cảnh này) nhng nghe thật buồn cời ! Vợ con, ai lại thế!

–Đi mô rứa (Đi đâu thế)” là những lời đối đáp của hai ngời bạn cùng làng gặp nhau trên đờng đi. Ông A hỏi những câu hỏi mơ hồ về nghĩa (Lẽ ra, ngay từ đầu ông A phải hỏi cho rõ ý: Đi mô về rứa), ông B đợc dịp nói lối. Mặc dù bị rơi vào cụt hứng nhng ông A đành chịu thua, phải phục tài nói lối của ông B. ở đây không có sự “phản đòn” nh anh bạn đi đờng ở mẩu chuyện

–Cày để bừa– . Tiếng cời bật ra bởi ông A bị ông B dồn dập “tấn công”. Cứ đà này, nếu ông A còn hỏi những câu hỏi “hớ”, có lẽ ông B sẽ tiếp tục “nói ngang”. Ông A khó có cơ hội “phản đòn” lại ông B.

Nh vậy, ta thấy cách thức sử dụng sự mơ hồ về nghĩa trong NLYH cũng đã tạo ra đợc những mẩu chuyện vui độc đáo. Ngời Yên Huy trong nói lối rất “nhạy” với cách thức này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ kiểu nói lối yên huy (can lộc, hà tĩnh) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w