Các kiểu chơi chữ trong Nói lối Yên Huy *Cách 1: Dựa vào hiện t ợng đồng âm

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ kiểu nói lối yên huy (can lộc, hà tĩnh) (Trang 69 - 79)

- Vâng, có cấy dới (dới) đó thì mới có con gấy (gái) gả cho ôông (ông) đó Ôông (ông) thông gia đỏ mặt đi lanh (nhanh).

b) Các kiểu chơi chữ trong Nói lối Yên Huy *Cách 1: Dựa vào hiện t ợng đồng âm

- “Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhng có nghĩa khác nhau. Ví dụ: Tôi vừa câu cá vừa đọc mấy câu thơ.

Từ đồng âm thờng đợc sử dụng trong lối chơi chữ, để tạo nên những ý tởng đối lập rất dí dỏm, thông minh.” (16,tr.46)

- Các mẩu chuyện sử dụng từ đồng âm: + Số chuyện: 37/81 mẩu chuyện + Đặc điểm sử dụng đồng âm:

Cách chơi chữ dựa vào hiện tợng đồng âm trong NLYH có thể là: từ đồng âm với từ; từ đồng âm với cụm từ; cụm từ đồng âm với cụm từ; từ thuần Việt đồng âm với từ Hán – Việt; một từ có nghĩa đồng âm với một yếu tố không có nghĩa thực; từ địa phơng đồng âm với từ toàn dân...

Dới đây chúng tôi dẫn ra và phân tích một số mẩu chuyện nói lối sử dụng từ đồng âm.

ăn cấy

ở nông thônđến mùa gắt (mùa gặt), mùa cấy, ngời ta thờng chuẩn bị chẻ chạc (chẻ lạt), vót đụa (đũa) cho thợ cày, thợ cấy ăn cơm. Một ôông (ông) thông gia đến nhà thông gia nhởi (chơi), chộ (thấy) ôông (ông) thông gia đang ngồi vót đụa (đũa), liền hỏi:

- Ôông (ông) vót đụa( đũa) để ăn cấy à? Ôông (ông) thông gia trả lời:

- Vâng, tha ôông (ông)! Vót đụa (đũa) để ăn cấy (cái), la nác (còn nớc) thì đả (đã) có thìa rồi.

Sở dĩ ông chủ nhà “bắt bẻ” đợc ông thông gia nhờ hai từ đồng âm. Trong câu hỏi của ông khách, từ “cấy” là từ toàn dân có nghĩa từ vựng: “cắm cây mẹ hay cây con xuống mà trồng” (28. tr.159). Còn từ “cấy” trong câu trả lời của chủ nhà là một từ địa phơng có nghĩa từ vựng nh từ “cái” toàn dân. (Ví dụ: “Canh hôm nay ít cái, nhiều n ớc ”). Ông chủ nhà đã cố tình hiểu sai câu hỏi của khách nên đã trả lời cái điều xa nay ai cũng biết: ăn cái (cấy) dùng đũa, chan canh bằng thìa. Tiếng cời vui vẻ bật ra ở đó.

Một ôông (ông) cả hút thuốc lào, cả than phiền với ôông (ông) hàng xóm sang nhởi (sang chơi):

- Đen (rủi ro) quá ôông (ông) ạ, tui (tôi) bựa trớc (hôm trớc), hoạn con lợn khôông (không) may mà hấn (nó) chết !

Ôông (ông) hàng xóm liền đứng dậy cớp lời:

- Nhằm rồi (đúng rồi), nhà tui (tôi) hoạn con mô (con nào) may con nớ (con nấy). Ôông (ông) hoạn mà khôông (không ) may, rọt hấn trều ra (ruột hắn trào ra), chết là nhằm (đúng) rồi !

Trong mẩu chuyện này có hai từ đồng âm “may”. Trong câu nói của ông chủ nhà: Đen (rủi ro) quá ôông (ông) ạ, tui (tôi) bựa trớc (hôm trớc), hoạn con lợn khôông (không) may mà hấn (nó) chết ! thì “ không may” có nghĩa là gặp rủi ro. Ông muốn đợc bạn chia sẻ sự rủi ro của nhà mình. Ông bạn láng giềng nói câu “chia sẻ” lại cố tình hiểu “không may” là không khâu vết mổ, cho nên con lợn chết là đơng nhiên. Câu chuyện gây cời khi khách dùng từ đồng âm để nói điều không ai đãng trí, ngớ ngẩn đến nh vậy. Mặc dù chủ nhà đang tiếc của nhng nghe bạn nói lối giỏi cũng phải bật cời. Đó là một cách động viên nhau khi gặp khó khăn của ngời Yên Huy !

Mật độ

Một cậu học sinh đa sách địa lý ra đoọc (đọc). Khi đoọc (đọc) đến khái niệm mật độ dân số cậu ta nỏ (chẳng) hiểu chi cả (gì cả) liền chạy ra hỏi cha đang trục ló (trục lúa) ngoài cơi (sân):

- Cha ơi, mật độ là chi ?

Đang lúc đói bụng, liên tởng có đọi (bát) chè độ (chè đậu) trớc mặt, cha hào hứng giải thích:

- Mật độ là cháo chè, chè độ (chè đậu), rứa mà (thế mà) cụng (cũng) hỏi !

Mẩu chuyện vui ở chỗ ngời bố nông dân do ít đợc học nên không hiểu khái niệm “mật độ dân số” trong sách địa lý là gì. Khi nghe con hỏi, bố tự tin, giải đáp cho con theo tên gọi của một món ăn ngọt quen thuộc của nhà

nông: cháo nấu bằng mật và đậu (độ). Nh vậy, đây cũng là cách sử dụng hiện tợng đồng âm giữa một từ địa phơng với một từ toàn dân.

* Cách 2: Chuyển nghĩa

- Chuyển nghĩa là hiện tợng nghĩa của từ vốn có nghĩa này, nhng ngời nói lại chuyển sang hiểu và dùng theo nghĩa khác: từ nghĩa bóng (khái quát) thành nghĩa đen (cụ thể, xác định) hoặc ngợc lại, từ nghĩa đen sang nghĩa bóng. Có thể xem đây là hiện tợng đánh tráo khái niệm, tức là ngời nói thì nói theo nghĩa này, nhng ngời nghe lại cố tình chuyển sang dùng với một nghĩa hoàn toàn khác, sự bất ngờ tạo ra từ đó.

- Các kiểu chuyển nghĩa (đánh tráo khái niệm) trong NLYH

+ Từ nghĩa bóng sang nghĩa đen

Các mẩu chuyện nh Cơn ngọn ra răng, Còng lng cảy rọt, Lên trên nhà, Chứng mô tật nớ, Dự kiến, Nuôi tru trên vai là những mẩu chuyện sử dụng cách thức đánh tráo khái niệm từ nghĩa bóng (trừu tợng) sang nghĩa đen (cụ thể).

Dự kiến là mẩu chuyện có tình huống không có gì đặc biệt trong thời làm ăn chung (Hợp tác xã) ở nông thôn, nhng nghe kể, ai cũng buồn cời vì cái tài “bắt bẻ” của bà cụ chăn trâu với chị đại biểu xã viên. Bà cụ thấy trong câu trả lời của chị đại biểu “có vấn đề” để nói lối thế là hỏi vặn lại ngay: Dự kiến mà ba cân (ki lô gam) thì dự tru (chăn trâu), dự bò (chăn bò) chắc là phải sáu, bảy cân (ki lô gam) !". Trả lời câu hỏi, chị đại biểu đã sử dụng từ dự kiến theo nghĩa bóng, có nghĩa từ vựng là “ý kiến đã định sẵn trớc” (28, tr.315) nhng bà cụ lại cố tình hiểu theo nghĩa đen (chăn dắt kiến) nên mới gây cời. Vì trong thực tế chẳng có công việc chăn kiến, nuôi kiến!

Cơn ngọn ra răng (Đầu đuôi thế nào) cũng là mẩu chuyện có cách thức gây cời tơng tự mẩu chuyện trên. ở đây cơn ngọn ra răng là câu hỏi của bà mẹ khi thấy con gái bị con rể đánh. Bà muốn biết nguyên nhân vì sao lại dẫn đến nông nỗi này. Ngời con gái dù đang ở trong hoàn cảnh bất lợi, ê chề nhng vẫn nói lối với mẹ đẻ của mình bằng cách trả lời theo nghĩa đen (chồng cô lấy cả

phần cơn (cây) và ngọn đánh mình), đã làm cho mẩu chuyện mang tính bi hài. Nghe câu trả lời của con gái, bà mẹ cũng phải phì cời!

Nuôi tru trên vai (Nuôi trâu trên vai) là mẩu chuyện vui giữa hai bà hàng xóm. Bà ở làng bên dùng cụm từ cố định “nuôi tru trên vai” để chỉ sự vất vả của mình: hàng ngày phải quang gánh đi cắt cỏ về cho trâu ăn vì không có đồng cỏ để chăn thả. Nhng bạn mình lại cố tình hiểu theo nghĩa đen của cụm từ này nên mới gây cời.

+ Từ nghĩa đen sang nghĩa bóng

Cách thức này ta ít gặp trong NLYH. Trong số 81 mẩu chuyện khảo sát,

Nói qua loa là mẩu chuyện duy nhất sử dụng cách thức này. Mẩu chuyện kể rằng, ông cán bộ huyện về nói chuyện thời sự cho dân làng. Giờ giải lao, muốn biết mình nói chuyện dân làng nghe có rõ, có hiểu không nên đã hỏi một bác nông dân. Bác nông dân vui tính trả lời: “ Anh nói qua loa (bằng loa máy) nhng vẩn (vẫn) nghe tốt ” . Ông cán bộ huyện băn khoăn vì không hiểu bác nông dân dùng “qua loa” theo nghĩa đen mà hiểu theo nghĩa bóng qua quýt, sơ sài. Khi đợc ngời nói phân bua, giải thích, ông cán bộ huyện mới mới yên tâm mà cời, khen bác nông dân Yên Huy vui tính.

Qua tìm hiểu một số mẩu chuyện sử dụng cách thức này, ta thấy để đánh tráo khái niệm ngời nói lối dựa vào hiện tợng đồng âm, trên cơ sở đó chuyển từ nghĩa bóng sang nghĩa thực hoặc ngợc lại.

Qua khảo sát, thống kê, có 6/ 81 mẩu chuyện sử dụng cách thức đánh tráo khái niệm.

Ngoài các cách thức đợc ngời dân Yên Huy thờng sử dụng để nói lối nh đã tìm hiểu trên đây, qua phân tích chúng tôi thấy, họ còn sử dụng một số cách thức khác nh sử dụng từ gần nghĩa, từ gần âm, nói quá… Sau đây chúng tôi đi vào tìm hiểu các cách thức đó.

Từ gần nghĩa là những từ thuộc một trờng nghĩa. “Trong từ vựng, các từ và ngữ có quan hệ ngữ nghĩa với nhau. Những từ có một sự đồng nhất chung nào đấy về nghĩa hợp lại thành một trờng nghĩa” (3, tr. 32).

Trong NLYH, cách thức này đợc sử dụng không nhiều. Qua khảo sát chúng tôi thấy có 2/81 mẩu chuyện sử dụng cách thức này. Đó là “Lên thiên đàng” và “Hâm, khôông phải nấu”.

ở mẩu chuyện Lên thiên đàng, ngời nói lối đã dựa vào hiện tợng gần nghĩa của hai từ đàngmật. ở địa phơng vùng Can Lộc, đàng là một loại đ- ờng có màu sẫm, ngọt, đợc dùng làm gia vị để nấu cá, khi không có mật mía. Do đó, khi nói đến đàng ngời ta dễ liên hệ tới mật. Ngời nói lối đã tách yếu tố “đàng” trong “Thiên đàng” (Thiên đờng) và yếu tố “mật” trong “Làng Mật” (Làng Mật là một làng thuộc xã Kim Lộc, gần Yên Huy) để tạo thành hai từ gần nghĩa. Và, bằng cách đó, ngời nói đã làm cho đối phơng phải chịu thua.

Hâm, khôông phải nấu” cũng là mẩu chuyện nói lối đợc sử dụng cách thức từ gần nghĩa. Ngời nhà bệnh nhân, một bà cụ, đã dựa vào hai từ gần nghĩa là “hâm” và “nấu” để trả lời bác sỹ. ở địa phơng, từ “hâm” có nghĩa là nấu lại nớc chè để uống (tục ngữ: nớc hâm lại, gái ngủ tra). Khi nghe vị bác sỹ yêu cầu: “Bà khôông (không) đợc nấu nác ( nấu nớc) ở đó !”, bà cụ đã nhanh ý dựa vào từ gần âm để chống chế: “Tui (tôi) hâm (nấu lại nớc) chơ (chứ) khôông (không) nấu !”. Với tài nói lối, bà đã làm cho bác sỹ chắc phải bật cời và nhân nhợng.

*Cách 4: Sử dụng từ gần âm

Từ gần âm là những từ mà mặt âm thanh của chúng gần gũi lẫn nhau. Trong tiếng Việt có nhiều từ gần âm. Ví dụ nh: bẹp, xẹp, kẹp, lép, bàng quan, bàng quang v.v…

Trong số 81 mẩu chuyện, qua khảo sát chúng tôi thấy có duy nhất mẩu chuyện “Rối loạn triều đình” đợc sử dụng cách thức này.

Ngời chồng đi khám bệnh, bác sỹ cho biết bị rối loạn tiền đình. Về nhà vợ hỏi ông bị bệnh chi, liền trả lời bị rối loạn triều đình ! Nh vậy, ngời chồng đã nói lối đùa vui với vợ bằng cách sử dụng từ gần âm. Nghe chồng nói, vợ liền than: “Khổ ôông (ông) có mần (làm) quan ngay mô (ngày nào) mà quậy phá triều đình ? . ” Chỉ có thế mà đã đủ gây cời cho ngời nghe.

*Cách 5: Sử dụng cách thức ngoa dụ

“Ngoa dụ (còn goi là phóng đại, thậm xng, khoa trơng, tăng ngữ hay nói nhấn) là cách cờng điệu quy mô, tính chất, mức độ của những hiện tợng đợc miêu tả” (30, tr.174, 175).

Khảo sát 81 mẩu chuyện trong NLYH, chúng tôi thấy có duy nhất một tr- ờng hợp sử dụng cách thức ngoa dụ. Đó là mẩu chuyện “Ba hoa”.

ở mẩu chuyện này nhân vật ngời chồng khoác loác về vợ mình “văn hay, lợi khẩu, nói chi (gì) cụng (cũng) suôn sẽ, đến nỗi con kiến trong ổ (tổ) cụng (cũng) phải bò ra”. Đó là cách nói ngoa dụ, phóng đại mà ngời chồng sử dụng để khoe tài vợ mình. Ngời bạn đáp lại anh ta bằng một câu với nghĩa hàm ẩn: “Có lẹ (lẽ) kiến cụng (cũng) biết tai hoạ sắp đổ xuống nên phải dọn đi chổ (chỗ) khác, trớc khi lợ (lỡ) có ma bạo (ma bão) ập đến”. Bằng câu nói có nghĩa hàm ẩn này, ngời bạn đã gián tiếp chê anh chồng khoác loác, khoe khoang. Tiếng cời bật ra khi nghe anh chồng nói và nghe ngời bạn anh ta dí dỏm đáp lại.

* Cách 6: Dựa vào hiện t ợng nói lái

"Nói lái là phơng thức dùng lối đánh tráo phụ âm đầu, vần và thanh điệu giữa hai hay nhiều âm tiết, để tạo nên những lợng ngữ nghĩa mới, tạo nên phần thông báo nội dung mới, bất ngờ, nhằm mục đích châm biếm, đùa vui. Đây là hình thức "chơi chữ" riêng biệt của các ngôn ngữ phân tiết nh tiếng Việt. Nó đợc xây dựng trên cơ sở của đặc trng kết cấu âm tiết của loại ngôn ngữ này" (30, tr. 183).

- Các mẩu chuyện trong NLYH sử dụng nói lái + Số chuyện: 14

+ Đặc điểm sử dụng nói lái:

Trong NLYH có nhiều mẩu chuyện sử dụng cách thức chơi chữ nói lái. Nói lái đợc sử dụng ở đây có đặc điểm là đánh tráo phụ âm đầu và phần vần, giữ nguyên thanh điệu. Ví dụ: Trơng nữ vng = Trng nữ Vơng, tinh độ = Tô Định (trong chuyện Ai thắng ai), bọ chết - bệt chó (trong chuyện Bọ chết),

rạp ló = rọ láp (trong chuyện "Rạp ló"), siến tàu = sáu tiền, bởi rạy = bảy rợi (trong chuyện Chọc ghẹo), cào cờ = chờ cào (trong chuyện Chờ cào), gieo mạ = gia mẹo (trong chuyện Gieo mạ), khái mèo = khéo mài (trong chuyện Khái mèo), lấy trắm = lắm trấy (trong chuyện Lấy trắm), lòng với riệu = liều với rọng (trong chuyện Lòng với riệu, chuyện Liều với rọng), lặng thế = Lệ Thắng, chăn vắt = Chắt Văn (trong chuyện Lệ thắng và Chắt văn), lén đi = Lý đen(trong chuyện Lén đi), mời cân = mần cơi (trong chuyện Mời cân, tám vạn), ngồi đan = ngàn đôi, vội đan = vạn đôi (trong chuyện Ngồi đan), viện tài = vại tiền (trong chuyện Viện tài).

Qua khảo sát, chúng ta thấy rằng, trong NLYH chủ yếu là sử dụng từ đơn tiết. Trong 81 mẩu chuyện mà chúng tôi tìm hiểu, chỉ có duy nhất một mẩu chuyện sử dụng nói lái từ đa tiết (trong chuyện Ai thắng ai). Sở dĩ nh vậy vì từ đơn tiết khi nói lái dễ đánh tráo phụ âm đầu và phần vần, còn từ đa tiết sẽ khó hơn. Với hình thức chơi chữ nói lái, nhiều tình huống chuyện vốn khó gây cời nhng vẫn trở nên hài hớc, dí dỏm, thú vị.

Sau đây chúng tôi dẫn ra và phân tích một vài mẩu chuyện sử dụng cách thức nói lái:

Mời cân, tám vạn

Cấy cơi (cái sân) hợp tác xạ (xã) rộông (rộng) mênh mông, mọi ngời đố chắc (đố nhau) mần (làm) hết năng nấy ( bao nhiêu) xi măng. Ôông

(ông) thủ kho nói:

- Có mời cân (ki lô gam) mà khôông (không) ai đoán ra cả. Mọi ngài (ngời) ngạc nhiên, hỏi vặn lại ôông (ông) thủ kho: - Ôông nói răng (tại sao) lại chỉ hết mời cân mồ (nào) ?

Ôông (ông) thủ kho nói: mần cơi (làm sân) là mời cân chơ răng nựa (chứ sao nữa)!

Một ngài (một ngời) đành chịu thua keo ni (keo này), hỏi tiếp: - Rứa thì (thế thì) hết năng nấy (bao nhiêu) gạch?

Ôông (ông) thủ kho nói:

- Hết tám vạn!

- Mần răng (làm sao) ôông (ông) biết tám vạn?

Bị chất vấn nhng ôông (ông) thủ kho vận (vẫn) bình tịnh (bình tĩnh) trả lời: - Ngài (ngời) qua đàng (đờng) đều nói cấy cơi rôộng (cái sân rộng) thông thiên bát vạn . Rứa (vậy) bát vạn khôông (không) phải là tám vạn à?” ở mẩu chuyện này, ta thấy ông thủ kho thật là vui tính và có tài nói lái. Khi mọi ngời đố nhau cái sân Hợp tác xã làm hết bao nhiêu tấn xi măng, ông nói quả quyết chỉ hết “mời cân” (mời ki lô gam). Ai cũng ngạc nhiên. Nhng khi ông giải thích “mời cân” là “mần cơi” thì mọi ngời mới vỡ lẽ. Cha hết, họ lại nêu câu hỏi hóc búa khác: Rứa thì (thế thì) hết năng nấy (bao nhiêu)

gạch?”. Cứ ngỡ rằng, với câu hỏi này, ông thủ kho phải chịu thua. Nhng không, ông trả lời ngay: “hết tám vạn” và giả thích luôn: “Ngài (ngời) qua đàng (đờng) đều nói cấy cơi rôộng (cái sân rộng) thông thiên bát vạn .

Rứa (vậy) bát vạn khôông (không) phải là tám vạn à? .” Câu giải thích có dài dòng, lắt léo nhng rất có lý. Thế là mọi ngời đành chịu thua, thừa nhận ông thủ kho tài nói lái, giỏi chữ nghĩa.

Ngồi đan

Một ôông (ông) ngồi đan sảo (đan rổ) trớc cơi (sân), ôông (ông) hàng xóm sang nhởi (chơi), hỏi:

- Ôông (ông) đan đợc mấy đôi rồi? Ôông ni (ông này) trả lời:

- Ngồi đan.

Ôông ( ông) hàng xóm liền hỏi lại:

Ôông ni (ông này) trả lời: - Vội đan.

Ôông (ông) hàng xóm cức máu (tức máu) liền xẳng giọng:

- Vội vàng chi (gì) cụng (cũng) mặc kệ ôông (ông). Tui (tôi) chỉ hỏi là tháng ni (tháng này) ôông (ông) đan đợc mấy đôi rồi ? Ôông (ông) khinh ngài (ngời) vừa va (vừa vừa) chơ (chứ)!

Ôông ni (ông này) liền nói lại:

- Ngồi đan là ngàn đôi; vội đan là vạn đôi, tui (tôi) nói rứa (nói thế) mà ôông (ông) đang trách đợc à?

Lúc ni (lúc này) ôông (ông) hàng xóm thật sự bái phục ôông (ông) chủ nhà cả (vừa) khéo đan cả (vừa) giỏi nói lái.

Nghe kể mẩu chuyện này, ngời nghe hẳn phải cời từ đầu đến cuối bởi cái tài nói lái của ông chủ nhà. Ông bạn hàng xóm sang chơi hỏi rất thật thà, rằng: “Ôông (ông) đan đợc mấy đôi rồi ?”. Nhng ông chủ nhà chỉ trả lời là

ngồi

đan” rồi “vội đan” . Trớc những câu trả lời có vẻ dửng dng của chủ nhà, ông khách rất bức xúc. Nhng chính sự bức xúc của khách đã làm ông chủ nhà vừa ngồi đan vừa bấm bụng cời vì nghĩ rằng đã “trúng kế”. Và đến lúc không thể đùa dai đợc nữa, ông mới giải thích cho bạn rằng: ngồi đan

ngàn đôi, vội đanvạn đôi. Chỉ cần nghe thế, sự bức xúc của ông bạn đợc giải toả; cảm phục ngời hàng xóm vừa khéo đan vừa giỏi nói lối. Đôi bạn lại cùng cời vui, thoải mái!

–Chọc ghẹo– cũng là một mẩu chuyện vui dựa trên phơng thức nói lái. ở mẩu chuyện này ta đợc gặp anh hàng thịt và chị nông dân đi chợ thật vui tính và giỏi nói lái. Anh hàng thịt thấy chị ta còn trẻ lại xinh đẹp liền nói giá bằng câu đùa, có ý chọc ghẹo: “…nh trấy (trái) bòng non bởi rạy”. Nếu không phải là ngời Yên Huy, hẳn chị mua hàng sẽ không hiểu anh ta nói gì. Nhng cũng là ngời cùng quê nói lối, chị trả giá cũng rất Yên Huy: “Chém cha chú nh chuối siến tàu! (láy lại là sáu tiền)”. Còn gì vui hơn khi mua bán bằng cách nói giá và trả giá nh thế của ngời Yên Huy!

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ kiểu nói lối yên huy (can lộc, hà tĩnh) (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w