Ùa ma lụt, hai ngài (ngời) khác xóm đi chợ Nhe về, cả đi cả trò chuyện (vừa đi vừa nói chuyện).

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ kiểu nói lối yên huy (can lộc, hà tĩnh) (Trang 36 - 39)

chuyện (vừa đi vừa nói chuyện).

Ôông (ông) A hỏi:

- Vừa rồi bên ôông (ông) lụt lội ra răng (thế nào) ? Ôông (ông) B trả lời:

- Bên tui (tôi) lụt, lội bì bỏm (bì bõm) Ôông (ông) A nói:

- Là ý tui (tôi) hỏi bên ôông (ông) lụt có to khôông (không) ? Ôông (ông) B đáp:

- To nhỏ khôông (không) đo đợc, chỉ biết troong (trong) bụi tre gây (tre gai) hấn (hắn) cụng (cũng) chui lọt.

Tru có vảy ?(Trâu có vảy ?)

Một ôông (ông) hàng mọc (hàng mộc) gánh một gánh đồ gộ (đồ gỗ) đi chợ bán có đủ mâm ống, khay chè... hàng thì nhẹ nhng cồông kềnh (cồng kềnh). Đến một đoạn gặp đứa con nít (đứa trẻ) rèo tru (dắt trâu) bên đàng (bên đờng), ôông (ông) hỏi:

- Tru (trâu) có vảy (húc) khôông (không) cháu ? Đứa con nít (đứa bé) trả lời:

- Tru (trâu) có lôông (lông) chơ nỏ (chứ không) có vảy ôông (ông) ạ. Chộ (thấy) thằng con nít (trẻ con) ứng khẩu lanh (nhanh), tuy đang nhoọc (mệt) nhng ôông (ông) vẩn (vẫn) vui vẻ nói:

- Cha mi (cha mày), cho tru (trâu) sang một bên cho ôông (ông) đi cấy mồ (cái nào) !

Một ôông (một ông) hớt hải cầm roi mây chạy trên đàng (trên đờng), gặp đứa con nít (đứa trẻ) rèo tru (chăn trâu), hỏi:

- Cháu ơi ! Cháu có chộ (thấy) con tru mô (con trâu nào) chạy ngang đây khôông (không) ?

Đứa con nít (đứa bé) trả lời:

- Dạ, tha ôông (ông), cháu chộ (thấy) rành (toàn) tru (trâu) chạy dọc, chơ nỏ chộ (chứ chẳng thấy) con tru mô (con trâu nào) chạy ngang cả ! ở những mẩu chuyện trên, nếu ta thay từ ngữ địa phơng bằng toàn dân (từ trong dấu ngoặc đơn) thì mất hẳn “không khí” của nói lối, chuyện kể trở nên nhàn nhạt, không sắc thái.

Nh vậy, ở cả hai ngữ cảnh trong NLYH từ ngữ địa phơng đợc sử dụng khá cao, làm cho mỗi mẩu chuyện nói lối mang rõ sắc thái địa phơng. Tuy có khó hiểu đối với ngời địa phơng khác nhng khi hiểu đợc sự khác biệt (chủ yếu là về ngữ âm) thì dù ngời ở vùng miền nào cũng thấy NLYH hay và độc đáo.

Qua thống kê, khảo sát, chúng tôi đã làm rõ một đặc điểm nổi bật của nói lối Yên Huy là sử dụng nhiều các từ ngữ địa phơng với đủ các từ loại ở trong hai văn cảnh lời kể (dẫn thoại) và lời thoại. Tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát đặc điểm về câu trong nói lối Yên Huy.

3. Đặc điểm các loại câu trong các mẩu chuyện nói lối Yên Huy

Mỗi mẩu chuyện trong NLYH tuy ngắn gọn nhng đều có đầy đủ t cách của một câu chuyện và có cấu trúc hoàn chỉnh nh một văn bản độc lập. Trong chỉnh thể văn bản ấy, các câu hợp lại, tạo thành sự liên kết chặt chẽ, từ lời của ngời kể, lời dẫn thoại đến lời đối thoại.

Khảo sát câu trong các mẩu chuyện, chúng tôi đã thống kê, phân loại chúng dựa vào nhiều căn cứ. Kết quả đợc trình bày trong các mục sau đây.

Các loại câu trong các mẩu chuyện NLYH khá phong phú, đa dạng. Các loại câu có số lợng nh sau:

a, Câu đơn

Theo các nhà ngôn ngữ học, câu đơn là loại chỉ có một nòng cốt chủ- vị. Câu đơn hai thành phần (câu đơn bình thờng): “ là câu đơn mà nòng cốt câu đợc cấu tạo bằng chủ ngữ + vị ngữ (và có thể có các thành phần phụ của câu)” 16, tr.51). Ví dụ:

Thầy giáo đang giảng bài.

Căn phòng này rộng rãi. Quyển sách này rất hay.

Ngày mồng hai, tháng chín năm 1945, tại Quảng trờng Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Với quan niệm nh trên, khảo sát trong tổng số 591 câu trong 81 chuyện kể, chúng tôi thu đợc kết quả: câu đơn có 497 câu, tỉ lệ 84,09%. Ví dụ những câu nh:

- Nhà tui (tôi) nuôi mấy đứa con rành (toàn) ăn đầu mấu đòn triêng (mấu đòn gánh). ( chuyện ăn đầu mấu đòn triêng)

- Ôông(ông) vót đụa (đũa) để ăn cấy à ? (chuyện ăn cấy) - Ngời em nói: (chuyện ăn rằm)

- Chó sủa đầu mồm! (chuyện Chó chi sủa) v.v…

b) Câu ghép

Cũng theo các tác giả Sổ tay tiếng Việt phổ thông trung học, “câu ghép là câu có từ hai cụm C – V (chủ – vị) trở lên, có quan hệ trực tiếp với nhau, nghĩa là không làm thành phần bên trong nòng cốt câu hoặc thành phần bên trong thành phần phụ của câu.” (16, tr.51). Ví dụ:

Vì trời ma nên tôi không đến trờng đợc.

Hễ thời tiết thay đổi là nó ốm.

Mẹ bảo sao thì con làm vậy. Xe đến rồi xe lại đi.

Khảo sát trong tổng số 591 của 81 mẩu chuyện, chúng tôi thu đợc kết quả có: 83 câu ghép, tỉ lệ 14,04%. Ví dụ những câu nh:

- Ôông(ông) Kê là bác, ôông (ông) Kính là chú. (chuyện Chú nhiều trự hơn tui)

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ kiểu nói lối yên huy (can lộc, hà tĩnh) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w