Nhận xét về độ dài các mẩu chuyện

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ kiểu nói lối yên huy (can lộc, hà tĩnh) (Trang 26 - 30)

Qua thống kê, phân loại độ dài các mẩu chuyện NLYH, chúng tôi thấy: - Mẩu ngắn nhất có 3 câu (đó là các mẩu thoại: Ba hoa, Dậy ăn để mà đi cày, Hỏi thăm), mẩu chuyện dài nhất có 18 câu (đó là chuyên: Chứng mô tật nớ).

- Tổng 81 mẩu chuyện có 591 câu, trung bình một mẩu thoại có 7,3 câu. - Mẩu chuyện có độ dài trung bình và ngắn có số lợng nhiều chiếm 68/81 (83,95%). Điều đó cho thấy, NLYH là hình thức giao tiếp khẩu ngữ của ngời dân địa phơng, diễn ra trong một không gian, thời gian cụ thể, mang tính ứng khẩu tức thì nên phải ngắn gọn và càng ngắn gọn thì hiệu quả gây cời càng cao, càng thú vị. Cũng chính nhờ ngắn gọn mà những mẩu chuyện hay đợc ngời ta nhớ kể lại cho nhau nghe và lan truyền sang các vùng khác nhanh mà chính xác. Dẫu không còn biết ai là ngời tạo nên mẩu chuyện nhng khi nghe kể lại ai cũng nhận ra là NLYH, là cách nói của ngời Yên Huy. Ví dụ:

(1) Dậy ăn để mà đi cày

ở nông thôn hay (thờng) có thói quen gấy (vợ) từ lúc ga (gà) gáy đến khi tru ẻ (trâu ẻ) thì gọi nhôông(chồng) dậy đi cày, đi bừa. Theo tói quen, một bựa (một hôm) tru mới ẻ (trâu vừa ẻ), gấy liền sang sảng kêu nhôông (vợ liền sang sảng gọi chồng):

- Ôông (ông) ơi, tru ẻ rồi (trâu ỉa rồi) dậy ăn mà đi cày !

(2) Hỏi thăm

Hai ôông (ông) thông gia hỏi chắc (hỏi nhau):

- Bên ôông (ông) chết có ăn khôông (không) ? ý hỏi đám tang có tổ

chức ăn uống không ?

- Khôông (không), bên tui (tôi) chết đem chôn tất! ý nói ngời chết đem chôn hết !

(3) Nuôi tru trên vai

Bà hàng xóm bên làng sang đôồng (đồng) bên ni (này) bít cỏ (cắt cỏ), than thở với bà hàng xóm nọ:

- Bên tui (tôi) rành (toàn) nuôi tru (trâu) trên vai ý nói hàng ngày

phải cắt cỏ cho trâu ăn, rất vất vả.

Bà hàng xóm ni (này) cả cời cả nói (vừa cời vừa nói) lại:

- Bên tui (tôi) khác, nuôi tru (chăn trâu) thì cho ở troong (trong) truồng (chuồng).

Các mẩu chuyện trên đây là những mẩu chuyện ngắn, có từ 3 câu (nh ví dụ 1, 2) đến 4 câu (nh ví dụ 3). Đúng là những mẩu thoại vui giữa các cá nhân trong sinh hoạt thờng ngày, ở những hoàn cảnh rất cụ thể. Chỉ qua một vài lời thoại, mà là những lời thoại ngắn, là tiếng cời đã bật lên. Không cần dài dòng ! Nếu dài dòng chắc hẳn giảm thú vị. Vì thế nên những chuyện trên 10 câu có số lợng ít (13/81 = 16,05%). Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó có những mẩu chuyện khá dài, từ 15 đến 18 câu. ở những mẩu chuyện này là một chuỗi nói lối rất Yên Huy, rất dễ nhớ. Ví dụ mẩu chuyện sau:

Ngồi đan

Một ôông (ông) ngồi đan sảo (đan rổ) trớc cơi (sân), ôông (ông) hàng xóm sang nhởi (chơi), hỏi:

- Ôông (ông) đan đợc mấy đôi rồi ? Ôông ni (ông này) trả lời:

- Ngồi đan.

Ôông ( ông) hàng xóm liền hỏi lại:

- Là tui (tôi) hỏi ôông (ông) cả tháng ni (tháng này) đan đợc mấy đôi rồi ?

Ôông ni (ông này) trả lời: - Vội đan.

Ôông (ông) hàng xóm cức máu (tức máu) liền xẳng giọng:

- Vội vàng chi (gì) cụng (cũng) mặc kệ ôông (ông). Tui (tôi) chỉ hỏi là tháng ni (tháng này) ôông (ông) đan đợc mấy đôi rồi ? Ôông (ông) khinh ngài (ngời) vừa va (vừa vừa) chơ (chứ) !

Ôông ni (ông này) liền nói lại:

- Ngồi đan là ngàn đôi; vội đan là vạn đôi, tui (tôi) nói rứa (nói thế) mà ôông (ông) đang trách đợc à ?

Lúc ni (lúc này) ôông (ông) hàng xóm thật sự bái phục ôông (ông) chủ nhà cả (vừa) khéo đan cả (vừa) giỏi nói lái.

ở chuyện này, ta thấy, một ông chủ nhà vui tính, khéo đan lại giỏi nói lái nên đã “cài bẩy” nói lối làm cho ngời hàng xóm của mình bị “hớ” dẫn đến bức xúc, xẵng giọng. Nhng khi đợc giải thích, khách - chủ cời xoà, thoải mái. Chuyện này kéo dài lại càng gây cời, hấp dẫn mà vẫn đúng là nói lối.

Những mẩu chuyện dới đây cũng là một chuỗi lời thoại thú vị nh thế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chó chi sủa ?

Đêm khuya chó sủa ngoài đàng (đờng). Bà hỏi ôông (ông):

- Dậy ra ngoài coi thử, có chuyện chi mà chó sủa nhiều rứa (thế) ? Ôông (ông) ra ngoài một tí (một lát) rồi lặng lẹ (lặng lẽ) vô (vào) nhà. Bà hỏi:

- Chó sủa ở mô ôông (ông)? Ôông (ông) trả lời:

- Chó sủa đầu mồm (đầu mõm) !

Nghe ôông (ông) nói, bà tỏ vẻ khó chịu, liền cằn nhằn với ôông (ông): - Là tui (tôi) hỏi chó chi mà sủa ? (ý hỏi rằng: có chuyện gì mà chó sủa)

Ôông (ông) điềm nhiên lên giờng (giờng) nằm, rồi trả lời tỉnh bơ:

- Chó vàng, chó đen, chó mực, chó khoang...chó chi cụng (cũng) sủa cả.

Mời cân, tám vạn

Cấy cơi (cái sân) hợp tác xạ (xã) rộông (rộng) mênh mông, mọi ngời đố chắc (đố nhau) mần (làm) hết năng nấy (bao nhiêu) xi măng. Ôông (ông) thủ kho nói:

- Có mời cân (ki lô gam) mà khôông (không) ai đoán ra cả. Mọi ngài (ngời) ngạc nhiên, hỏi vặn lại ôông (ông) thủ kho:

- Ôông nói răng (tại sao) lại chỉ hết mời cân mồ (nào) ?

Ôông (ông) thủ kho nói: mần cơi (làm sân) là mời cân chơ răng nựa (chứ sao nữa) !

Một ngài (một ngời) đành chịu thua keo ni (keo này), hỏi tiếp: - Rứa thì (thế thì) hết năng nấy (bao nhiêu) gạch ?

Ôông (ông) thủ kho nói:

- Hết tám vạn !

- Mần răng (làm sao) ôông (ông) biết tám vạn ?

Bị chất vấn nhng ôông (ông) thủ kho vận (vẫn) bình tịnh (bình tĩnh) trả lời: - Ngài (ngời) qua đàng (đờng) đều nói cấy cơi rôộng (cái sân rộng) thông thiên bát vạn . Rứa (vậy) bát vạn khôông (không) phải là tám vạn à ?” Các mẩu chuyện trên tuy có dài hơn các mẩu chuyện có từ 3 đến 5 câu nhng nói chung cũng ngắn, mỗi chuyện không quá mơi câu, chủ yếu là lời đối đáp. Nhng khi đợc nghe kể lại những mẩu chuyện nói lối nh thế hẳn ngời nghe sẽ nhiều lần cảm thấy bất ngờ thú vị vì cái tài “bắt bẻ đối phơng”, tài sử dụng ngôn ngữ trong hội thoại của ngời Yên Huy.

Tiếp theo chúng tôi đi vào khảo sát các từ ngữ địa phơng trong NLYH.

2.2. Các từ ngữ địa phơng trong các mẩu chuyện Nói lối Yên Huy

a) Nhận xét

Tổng số từ trong 81 mẩu chuyện NLYH là: 5024 từ, trung bình một mẩu chuyện có 62 từ. Trong tổng số từ đó, số từ địa phơng là: 1.377 từ / 81 chuyện, trung bình mỗi chuyện có 17 từ địa phơng (chiếm tỉ lệ 27,42%).

Qua số liệu trên, chúng ta thấy, trong NLYH, từ địa phơng có tần số sử dụng khá cao (27,42%). Từ địa phơng có nhiều loại và có những sự phân bố trong chuyện kể không giống nhau. Dới đây, chúng tôi tiến hành phân loại chúng để có những số liệu cụ thể.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ kiểu nói lối yên huy (can lộc, hà tĩnh) (Trang 26 - 30)