Họat động tiêu thụ lạc của nhóm hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường lạc tại xã diễn thịnh, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 50 - 52)

Nhóm hộ sản xuất bao gồm những hộ thuần nông chỉ tham gia tiêu thụ lạc sản phẩm lạc sản xuất ra trên đất canh tác của mình.họ là mắt xích đầu tiên trong các kênh tiêu thụ lạc.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi chỉ tìm hiểu khái quát về các trung gian tiêu thụ sản phẩm lạc của hộ trả lời cho câu hỏi bán cho ai?,các thời điểm bán, giá bán,số lượng bán để xem xét mối quan hệ giũa chúng.

3.3.3.1.Các trung gian tiêu thụ lạc của nhóm hộ sản xuất

Bảng 3.11. Các trung gian tiêu thụ lạc của nhóm hộ sản xuất

Các trung gian Cơ cấu (%)

Tư thương 50

Công ty XNK 28,5

Người thu gom 20

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2009)

Bảng 3.10. cho ta biết các trung gian tiêu thụ sản phẩm lạc của nhám hộ sản xuất trên địa bàn xã gồm : tư thương, công ty XNK, người thu gom và khách hàng mua lẻ trong huyện, tỉnh hoặc vùng khác.

Trong các trung gian tiêu thụ lạc thì trung gian tiêu thụ lớn nhất cho hộ sản xuất là các tư thương trong vùng chiếm 50%. Vì thường thì tư thương là người mua ở mức giá cao mà không đòi hỏi chất lượng khắt khe. Hơn nữa, lạc được sản xuất trên địa bàn xã có chất lượng tốt hơn so với lạc mua từ vùng khác về nên tư thương thường tìm đến người dân để hỏi mua.

Ngoài ra trên địa bàn còn có hai nhóm đối tượng khác cũng tiêu thụ một phần sản phẩm lạc là công ty XNK và người thu gom. Công ty XNK chỉ mua được khoảng 28,8 % sản lượng lạc người dân sản xuất ra mặc dù họ luôn mua ở mức giá cao nhất nhưng lại đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, yêu cầu khắt khe nên người dân khó đáp ứng. Còn đối tượng người thu gom mua được khoảng 20% thường là sản phẩm lạc củ khô hoặc chưa khô ở đầu vụ. Khách hàng mua lẻ chỉ chiếm 1,5% đây là đối tượng mua sản phẩm với mục đích phục vụ đời sống hàng ngày hoặc làm quà biếu. họ thường mua giá cao (giá cho người tiêu dùng cuối cùng ) nhưng mua với lượng ít nên người dân khi bán cho họ chỉ trừ những trường hợp là người quen hoặc là những đối tượng hay bán lẻ sản phẩm.

Như vậy, tư thương vẫn là trung gian có ưu điểm nhất và là đối tượng tiêu thụ lạc lớn nhất cho nông hộ và nông hộ cũng thường chịu sự phụ thuộc nhất định khi bán sản phẩm cho họ nhất là trong những trường hợp cung lớn hơn cầu, giá cả biến động thì họ vẫn thường bị ép giá.

3.3.3.2. Hoạt động tiêu thụ lạc của nhóm hộ sản xuất năm 2008

Bảng 3.12: Tiêu thụ lạc của nhóm hộ sản xuất

Thời điểm Số lượng (tạ) Cơ cấu (%) Giá (1000đ)

Đầu vụ 216 30,65 17,6

Chính vụ 209,375 29,70 13,69

Cuối vụ 110 15,61 13,5

Tổng 704,8194 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra2009)

Sản phẩm của hộ sản xuất được bán ở các thời điểm đầu, chính, cuối vụ và thời điểm khác. Trong đó ở thời điểm đầu vụ (đầu tháng 5 đến đầu tháng 6) số lượng bán của hộ là lớn nhất (216 tạ ) chiếm 30.65% với giá bán ở mức cao nhất 17.600 đ/ kg. Bước vào chính vụ (cuối tháng 6 đến đầu thang 8) tuy giá bán có giảm hơn, trung bình khoảng 13 – 19.000đ/ kg nhưng số lượng bán vẫn nhiều do hộ phải bán để trả chi phí vật tư của vụ trước và mua vật tư cho vụ sau. cuối vụ ( tháng 8 đến tháng 9) số lượng, giá bán ở thời điểm này thưòng thấp và cũng ít hộ bán. Thời điểm khác trong năm, số lượng bán cũng tương đối lớn chiếm 24,04% với giá bán 14.000đ/kg.

Như vậy, số lượng và giá bán của hộ sản xuất ở các thời điểm khác nhau là khác nhau . Lượng bán đầu vụ gấp hai lần cưối vụ với mức chênh lệch giá bình quân là 3.600đ/kg. Dù vẫn biết ở thời điểm đầu vụ giá bán sản phẩm thường ở mức cao nhất trong năm (trừ một số năm có sự biến động lớn về giá) . Nhưng việc lựa chọn thời điểm, số lượng bán của mỗi hộ sản xuất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như :chi tiêu gia đình, dụng cụ bảo quản, chi phí sản xuất….diều đó giải thích tại sao cả 4 thời điểm lạc vẫn luôn được bán rải đều.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường lạc tại xã diễn thịnh, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w