3.3.5.1. Hoạt động mua - bán sản phẩm lạc của nhóm hộ kinh doanh
Bảng 3.15:Hoạt động mua bán lạc của nhóm hộ kinh doanh
Thời điểm Mua vào Bán ra
Giá mua (1000đ) Lượng mua (kg) Cơ cấu (%) Giá bán (1000đ) Lượng bán (kg) Cơ cấu (%) Đầu vụ 18,8 89.400 43,02 23 66.350 41,58 Chính vụ 15,2 76.400 32,01 19,9 61.900 32,86 Cuối vụ 11,375 31.750 9,21 15,625 27.250 9,35
Khác 15,1 35.200 15,75 18 33.250 16,21
Tổng 232.750 100 188.750 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2009)
So với nhóm hộ kiêm thì nhóm hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh và mức đầu tư kinh doanh lớn hơn biểu hiện ở số lượng mua vao, bán ra. Tổng lượng mua bình quân lên đến 232.750 kg trong đóp chủ yếu là lạc nhân. Hộ kiêm lượng mua bình quân chỉ đạt 204.499.99kg mà chủ yếu là lạc vỏ. Cũng như nhóm hộ kiêm lượng mua, bán lớn nhất ở đầu vụ và mức giá cũng cao nhất: Lượng mua 89.400kg chiếm 43,02% với giá mua 18.800đ/kg, bán ra với lượng 66.350kg chiếm 41,58 % với giá bán 23.000 đ/kg (lạc nhân).Các thời điểm còn lại giá mua vào ở mức từ 11.000 - 15.000đ/kg (lạc vỏ) giá bán ra ở khoảng 18000 - 20.000đ/kg (lạc nhân). Trong cơ cấu lượng mua, bán cũng giảm dần từ đầu vụ đến cuối vụ : đầu vụ >40%, cuối vụ 9%
3.3.5.2. Hạch toán kinh tế của hộ kinh doanh
Bảng 3.16: Hạch toán kinh tế của nhóm hộ kinh doanh (Đ/V 1000đ)
Hộ PV Mua vào Bán ra Chi phi Lãi
1 1.470.000 1.605.500 60.990 74.510 2 8.925.000 9.987.500 365.000 697.500 3 836.000 788.000 28.300 -76.300 4 4.840.000 5.076.250 260.000 -23.750 5 722.000 896.750 49.575 125.175 Trung bình 3.358.600 3.670.800 152.773 159.427
(Nguồn: Tổng hợp từ phiều điều tra 2009)
Bảng 3.16 là cách hạch toán kinh tế của hộ kinh doanh:Lãi = giá trị bán ra – chi phí – giá trị mua vào. So với hộ kiêm thì hộ kinh doanh có mức lãi cao hơn nhiều do đầu tư kinh doanh mua vào ban đầu của hộ cũng cao hơn. Hơn nữa, như đã nói ở phần thông tin chung về kinh doanh lạc của các nhóm hộ thì hộ kinh doanh là nhóm hộ có thông tin thị trường và các điều kiện kinh doanh tốt hơn, cách lam ăn có hạch toán kinh tế khoa học hơn. Hộ lãi cao nhất là 697.500.000đ (hộ kiêm lãi cao nhất là 87.680.000). Bên cạnh đó cũng có hộ kinh doanh thua lỗ (hộ số 4, hộ số 3). Hộ số 3 lỗ nhiều nhất: 76.300.000, do chi phí lớn, giá trị bán ra thấp hơn mua vào 48.000.000 đồng. Do hộ mua lạc cao ở đầu vụ nhưng đến cuối vụ mới bán mà giá bán lạc nhân cuối vụ chỉ bằng giá bán lạc vỏ
đầu vụ nên lỗ là điều hiển nhiên. Tính trung bình cho các hộ kinh doanh thì mức lãi là 159.427.000 đ là mức lãi khá cao nhưng theo các chủ hộ kinh doanh thì năm 2008 là năm hoạt động kinh doanh lạc ảm đạm nhất, giá cả thị trường biến động nhất từ trước tới nay.Theo nhận định của một số hộ kinh doanh: Chị Mơ chủ một đại lý kinh doanh lạc ở Xóm 14 cho biết: “Ai cũng tưởng năm nay tình hình biến động giá cả và lạm phát tăng cao thì ít ra giá lạc cũng sẽ như mọi năm, nghĩa là càng về cuối vụ giá lạc cứ nhích lên dần, đây là lý do vì sao ngay từ đầu vụ đa số những người chuyên làm hàng xuất khẩu như chúng tôi chấp nhận vay vốn ngân hàng với mức lãi suất cao để thu mua lạc vỏ mới thu hoạch trong dân phơi 2 nắng với giá 15.000đ/kg đến thời điểm bán chỉ bán được giá 11.000đ/kg mà con tốn chi phí vận chuyển và công phơi sấy.như vậy thjf làm sao mà không lỗ?”Còn ông Đinh Văn Tam một tư thương làm lạc nhân xuất khẩu lâu năm ở xóm 3 khi đựoc chúng tôi hỏi về thị trường lạc nhân ở địa phương trong năm qua thì nói với giọng buồn rầu: “ Năm nay, riêng 1.500 hộ dân xã Diễn Thịnh chuyên đi thu mua lạc trong và ngoài tỉnh về làm hàng xáo (bóc vỏ bán nhân) cho chúng tôi thì không ai là không kêu lỗ. Vì lúc mua thì giá lạc đang cao khi bán giá lại thấp hơn 2 – 3.000đ/kg thì lỗ là cái chắc. Đó là chưa nói lãi vay ngân hàng và các khoản khác. Ông tính: cứ thu mua một lô lạc (5 tấn) về xay vỏ và sơ chế xong bán lạc nhân thì lỗ một con bò chứ chẳng chơi. Càng buôn lớn càng lỗ nhiều.”Mức lỗ lãi của các hộ khác nhau, biên độ chênh lệch rộng là vì vậy.