Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường lạc tại xã diễn thịnh, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 32)

Diễn Thịnh là một xã đồng bằng ven biển phía Đông Bắc huyện Diễn Châu, phía đông giáp biển Đông, Phía nam giáp Diễn An, phía tây giáp Diễn Lộc, phía bắc giáp Diễn Thành, lại nằm trên quốc lộ 1A nên rất thuận lợi cho việc tiêu thụ và chế biến các sản phẩm từ lạc. Tạo điều kiện phát triển lạc hàng hoá.

a) Khí hậu - thuỷ văn

Diễn Châu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng ấm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa đông lạnh ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau)

Diễn Châu có lượng mưa bình quân 1690 mm/năm nhưng phân bố không đều: Thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chi chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Ngược lại, từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa chiếm tới 88% lượng mưa cả năm, tâpj trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây ngập úng ở các vùng trũng thấp ven biển của huyện.

Do lượng mưa bình quân hàng năm lớn nên độ ẩm bình quân tương đối cao, trung bình từ 75 - 80%. Nhiệt dodọ trung bình hằng năm trên toàn huyện là 25,30C, cao nhất là 410C, thấp nhất là 60C.

b) Sông ngòi - kênh rạch

Trên đại bàn huyện Diễn Châu có con kênh Nhà Lê và các khe lạch nhỏ, hệ thống sông suối có nước quanh năm, các sông suối chảy qua các vùng nhưng thường uốn khúc và ngắn. Ngoài ra, còn có con sông bùng chảy từ Tây sang Đông với độ dài 13 km đổ ra biển. Do vậy, trong mùa mưa nước thường tập trung nhanh và thoát chậm dễ gây úng cho các khu thấp trũng ven sông, ảnh hưởng đến sản xuất. Vào mùa khô, mực nước thấp dễ nhiễm mặn.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển SL (ha) Cơ cấu (%) SL (ha) Cơ cấu (%) SL (ha) Cơ cấu (%) 07/06 08/07 BQ Tổng diện tích đất 795,61 100,00 759,61 100,00 795,61 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 607,00 76,29 605,18 76,07 604,55 75,98 99,70 99,89 99,08 Đất sản xuất NN 532,4 87,74 531,02 87,51 530,00 87,66 99,70 99,81 99,76 Đất lâm nghiệp 61,36 10,12 61,12 10,07 59,28 9,81 99,61 96,97 98,29 Đất ao hồ 11,50 1,89 13,12 2,17 15,12 2,52 114,09 116,01 115,05 2. Đất chuyên dùng 149,95 18,85 151,25 19,01 153,00 19,23 100,87 101,16 101,02 Đất thổ cư 50,93 33,97 51,10 33,79 52,80 34,51 100,33 103,53 101,93 Đất XDCB 10,12 6,75 10,18 6,73 10,25 6,70 100,59 100,69 100,64 Đất giao thông 59,35 39,59 59,72 39,48 60,15 39,31 100,62 100,72 100,67 Đất thuỷ lợi 23,40 15,61 23,52 15,55 23,75 15,52 100,51 100,98 100,75 Đất khác 7,15 4,78 7,19 4,75 7,05 4,61 100,56 98,05 99,31 3. Đất chưa sử dụng 38,68 4,86 36,60 4,60 38,11 4,79 94,62 104,13 99,38 4. BQ đầu người BQ đất NN/khẩu 0,0491 0,0485 0,4077 99,18 97,95 98,57 BQ đất NN/LĐ 0,1167 0,1145 0,1079 98,11 94,24 96,18 BQ đất NN/LĐNN 0,172 0,18 0,1602 104,65 89,00 96,83 BQ đất NN/hộ NN 0,272 0,27 0,2630 99,26 97,41 98,34

Qua bảng nhận thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 795,61 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất và có xu hướng giảm dần. Năm 2006, diện tích đất nông nghiệp chiếm 76,29% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2007 chỉ còn 76,07% (giảm 0,95 ha). Năm 2008, chỉ còn 604,5 ha chiếm 75,98% diên tích đất tự nhiên. Trong 3 năm (2006 - 2008) diện tích đất nông nghiệp giảm 2,5 ha. Bình quân 3 năm diện tích đất nông nghiệp giảm 0,25%.

Trong khi diện tích đất nông nghiệp giảm thì diện tích đất chuyên dùng lại tăng. Từ 149,95 ha (2006) lên 151,25 ha (2007) và 153,00 ha(2008). Đặc biệt trong diện tích đất chuyên dùng thì diện tích đất dành cho giao thông chiếm diện tích và tỷ lệ lớn nhất và có xu hướng tăng. Năm 2006 là 59,35 ha chiếm 39,5% thì đến 2008 là 60,15 ha chiếm …%. BQ 3 năm tăng 0,64%. Để thấy được địa phương đã chú trọng đầu tư cho giao thông để phát triển sản xuất và giao lưu buôn bán. Bên cạnh đó, DT đất thổ cư cũng tăng do sức ép dân số và nhu cầu nhà ở. Năm 2006, DT đất thổ cư là 50,93 ha chiếm 33,97% tổng DT đất chuyên dùng đến năm 2008 là 52,8 ha chiếm 34,51% tổng DT đất chuyên dùng. BQ 3 năm đất thổ cư tăng 1,93%.

Chính vì vậy, mà diện tích bình quân đất NN/khẩu giảm. Năm 2006, DT bình quân đất nông nghiệp/khẩu là 0,0491 ha/khẩu sang năm 2007 là 0,0487 ha/khẩu (giảm 0,0004 ha/khẩu), đến 2008 chỉ còn 0,0477 ha/khẩu. Bình quân 3 năm DT đất NN/ khẩu giảm 1,435% là một con số đáng kể. Cùng với bình quân đất NN/khẩu thì DT đất NN bình quân/LĐ; BQ đất NN/hộ…cũng giảm. Bình quân 3 năm tương ứng là 3,825%; 3,175%; 1,665%. Diện tích đất chưa sử dụng của xã còn nhiều. Năm 2006: 38,68 ha chiếm 4,86%; 2007 là 360 ha chiếm 4,6%; năm 2008 là 38,11 ha chiếm 4,79%. Bình quân 3 năm DT đất chưa sử dụng giảm 0,425%. Đây là diện tích đất mà địa phương cần huy động sức người, sức của để khai thác, cải tạo thành đất sử dụng được để tăng diện tích đất nông nghiệp. Còn DT đất lâm nghiệp giảm 61,36 ha (2006) xuống còn 59,28 ha (2008) do cùng đất cát ven biển được chuyển sang trồng cây khác như: dâu tằm, khoai, lạc…

* Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Diễn Thịnh

Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Diễn Thịnh

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 07/06 07/08 BQ

1.Tổng nhân khẩu Khẩu 12.36 100,00 12.471 100,00 12.664 100,00 100,90 101,55 101,23

2.Tổng số hộ Hộ 2.527 100,00 2.56 100,00 2.605 100,00 101,30 101,76 101,53 Hộ kiêm Hộ 2.229 88,21 2.238 87,42 2.164 83,07 100,40 96,69 98,55 Hộ nông nghiệp Hộ 165 6,53 173 6,76 176 6,76 104,85 101,73 103,29 Hộ phi NN Hộ 133 5,26 149 5,82 265 10,17 112,03 177,85 144,94 3.Tổng LĐ thực tế LĐ 5.200 100,00 5.300 100,00 5.600 100,00 101,72 105,66 103,79 LĐ nông nghiệp LĐ 3.523 67,75 3.358 63,36 3.565 63,66 95,32 106,16 100,74 LĐ phi NN LĐ 1.677 32,25 1.942 36,64 2.035 36,34 115,8 104,79 110,30 4. BQ/hộ BQ khẩu/hộ Khẩu 4,89 4,47 4,86 99,59 99,79 99,69 BQ LĐ/hộ LĐ 2,06 2,07 2,15 100,49 103,86 102,18 BQ LĐNN/hộ NN LĐ 1,58 1,5 1,37 99,94 91,33 93,14

Dựa vào bảng nhận thấy: Tổng số nhân khẩu tăng. Từ 2006 - 2008 tăng từ 12.360 lên 12.664 (tăng 304 khẩu). Tốc độ tăng bình quân là 1,23%.Số lao động cũng tăng từ 5.200 (2006) lên 5.600 (2008), tốc độ tăng BQ là 3,79%. Trong cơ cấu lao động thì lao động nông nghiệp giảm dần và tăng lao động phi nông nghiệp. Năm 2006 số lao động phi nông nghiệp chỉ có 1.677 lao động, thì năm 2008 tăng lên 2.035 người. Sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp phù hợp với xu thế phát triển. Hơn nữa, trên đại bàn xã số hộ chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng nhiều, biểu hiện số hộ nông nghiệp giảm dần, số hộ phi nông nghiệp tăng, hộ kiêm tăng. Năm 2006 số hộ phi nông nghiệp là 133 đến năm 2008 tăng gần gấp đôi 265 hộ. Tốc độ tăng BQ là 44,94%.BQ khẩu/hộ giảm, BQ lao động/hộ giảm, BQ lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp giảm.

* Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển đặc biệt là trong quá trình hội nhập. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này trong những năm gần đây Diễn Châu đã có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng:

- Về hệ thống giao thông: Với vị trí địa lý thuận lợi, Diễn Châu được xem là địa bàn có hệ thống giao thông thuận lợi nhất mà không phải địa phương nào cũng có được. Trên địa bàn huyện chạy dọc từ Bắc vào Nam là 35 km đường quốc lộ 1A, 35 km đường sắt với hai trạm là Yên Lý và Mỹ Lý. Theo chiều từ Đông sang Tây là 2 quốc lộ 7 và 48, nối các huyện miền núi Phía Tây Nghệ An với các huyện đồng bằng và thông sang nước bạn Lào. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho Diễn Châu trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá. Và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán nông sản, trong đó có lạc với các tỉnh như: Hà Nội, Sài Gòn, Lạng Sơn, Hải Phòng và xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra, hệ thống giao thông nội vùng từ năm 2000 đến nay càng được sự quan tâm và hoàn thiện, với phong trào bê tông, nhựa hoá các tuyến đường liên thôn, liên xã. Đến nay toàn huyện đã có mạng lưới giao thông phát triển và phân bố khá đồng đều giữa các xã, 100% xã có đường nhựa, bê tông kiến cố. Như xã Diễn Thịnh tất cả các tuyến đường lớn giữa các xóm đều được nhựa hoá, bê tông hoá nên việc đi lại, vận chuyển hàng hoá rất dễ dàng, ôtô có thể đến tận ngõ.

- Thông tin liên lạc: Từ lâu 100% các xã trong huyện đã có điện thoại và ngày càng phổ biến rộng rãi trong dân cư. Những năm gần đây sự bùng nổ Internet và điện thoại di động có tác dụng rất lớn trong việc tiếp cận thông tin và mở rộng dân trí cho người dân. Hầu hết các hộ dân đều sử dụng điện thoại, các thành viên tham gia vào việc tiêu thụ lạc còn sử dụng điện thoại di động làm phương tiện cung cấp thông tin cho nhau để nắm tình hình giá cả thị trường và mua bán với đối tác làm ăn qua điện thoại. Ngoài ra hệ thông thông tin công cộng cũng được quan tâm

- Hệ thống thủy lợi cũng được chú trọng với phong trào bê tông hóa kênh mương. Cùng với công trình tưới tiêu củac ác dự án cánh đồng 50 triệu/ ha, 80 triệu/ha đã phần nào giải quyết vấn đề tươí vào mùa hè, tiêu vào mùa mưa góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

- Kỹ thuật: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, đưa các giống mới vào sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đặc biệt là cuộc cách mạng trắng - phủ nilon đã làm cho sản lượng cây lạc tăng lên gấp đôi, gấp 3 so với trước đây là thành quả phải được ghi nhận. Bên cạnh đó việc đưa các loại máy móc vào việc sơ chế sản phẩm lạc: máy sấy, máy xay phân loại, quạt gió, máy điều chỉnh độ ẩm để nâng cao chất lượng hàng hoá, sản phẩm lạc góp phần tăng giá thành cho lạc, đã được áp dụng rộng rãi trên điạ bàn xã ở các hộ kinh doanh chế biến, thu mua.

Qua đó nhận thấy, huyện Diễn Châu nói chung và xã Diễn Thịnh nói riêng có nhiều điêù kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hàng hóa, dịch vụ và đó là những lợi thế địa phương nên tận dụng và phát huy.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường lạc tại xã diễn thịnh, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 32)