Qua điều tra chúng tôi xác định kêng tiêu thụ lạc trên địa bàn xã có 7 tác nhân: Người trồng lạc, người thu gom, tư thương (trong vùng ngoài vùng khác), công ty XNK, doanh nghiệp tư nhân, người tiêu dùng cuối cùng, thị trường xuất khẩu, khách hàng mua lẻ. Các tác nhân có quan hệ mua – bán sản phẩm cho nhau tạo nên các kênh tiêu thụ lạc.
Như đã trình bày ở hoạt động tiêu thụ lạc của nhóm hộ sản xuất. Người trồng lạc bán chủ yếu sản phẩm cho tư thương trong vùng vì đây là trung gian thường mua giá cao và không đòi hỏi chất lượng quá khắt khe. Tiếp theo các trung gian của nhóm hộ sản xuất là các trung gian của nhóm hộ kiêm (người thu gom) và nhóm hộ kinh doanh. Người thu gom mua sản phẩm từ người trồng lạc (20%) sau đó sơ chế bán cho tư thương trong vùng và bán một phần cho khách hàng mua lẻ .từ người bán lẻ bán, biếu cho người tiêu dùng cuối cùng.
: Người sản xuất bán sản phẩm chủ yếu cho tư thương trong vùng (50%), có 4 tác nhân chính tiêu thụ trực tiếp sản phẩm lạc của người dân là người thu gom, tư thương trong vùng, khách hàng mua lẻ và các doanh nghiệp tư nhân và công ty XNK, để xuất khẩu ra nước ngoài theo đường chính ngạch.. Hoặc có thể bán cho tư thương vùng khác ( Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn,…)để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài (Trung Quốc) theo đường tiểu ngạch.
Kênh tiêu thụ gồm ít hay nhiều trung gian phụ thuộc vào mục đích của kênh và sự lụa chọn kênh của người bán.
Để tiêu thụ sản phẩm lạc sản xuất trên địa bàn nghiên cứu thì có các kênh tiêu thụ phổ biến là:
(1) Người trồng lạc Tư thương trong vùng Tư thương vùng khác Thị trường xuất khẩu.
(2) Người trồng lạc Công ty XNK, DNTN Thị trường xuất khẩu.
28, 5%
Tư thương trong vùng Tư thương vùng khác HN,HP,LS,…. 50% Người trồng lạc 20%
Người thu gom
1,5%
Khách hàng mua lẻ Người tiêu dùng cuối cùng
Hình 3.1: Các kênh tiêu thụ lạc trên địa bàn Diễn Thịmh - Diễn Châu - Nghệ An.