Hoạt động tiêu thụ lạc của nhóm hộ kiêm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường lạc tại xã diễn thịnh, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 55)

3.3.4.1. Hoạt động mua – bán lạc của nhóm hộ kiêm

Hộ kiêm - nguời thu gom, là những hộ vừa sản xuất vừa tham gia tiêu thụ lạc trên địa bàn xã. Họ là đối tượng thu gom sản phẩm lạc trong vùng và các vùng khác về sơ chế và cung cấp cho các cơ sở kinh doanh, các trung gian khác trong vùng. Hoạt động tiêu thụ lạc của hộ kiêm được thể hiện ở bảng 3.12

Bảng 3.13: Hoạt động mua bán lạc của hộ kiêm

Thời điểm Mua vào Bán ra

Giá mua

(1000đ) mua (kg)Lượng Cơ cấu (%) (1000đ)Giá bán bán (kg)Lượng

Cơ cấu (%)

Đầu vụ 15,5 89.493,33 43,8 22,13 83.633.3 41,53 Chính vụ 13,4 40.333,33 19,74 18,73 39.474 19,6 Cuối vụ 11,17 3.6140 17,69 15 28.858,67 14,33 Khác 13,23 38.333,33 18,76 17,17 49.402 24,53 Tổng 204.299,99 100 201.367,97 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2009)

Lượng mua vào và bán ra lớn nhất ở thời điểm đầu vụ: Lượng mua vào ở đầu vụ là 89.493,33 kg chiếm 43,8% tổng lượng mua.Lượng bán ở đầu vụ là 83.633,3 kg chiếm 41,53% tổng lượng bán. Với mức giá mua vào là 15.500đ/kg và bán ra là 22.130đ/kg, mức chênh lệch giá là 6.630đ/kg.Mức chênh lệch cao do thường mua vào lạc là lạc vỏ còn bán ra là lạc nhân đã qua sơ chế với tỷ lệ thành phẩm là 70- 80 %. Ở 3 thời điểm còn lại, lượng mua không chênh lệch nhau nhiều trong khoảng từ 30-40 tấn nhung số lượng bán có sự thay đổi: số lượng bán ở thời điểm khác là 49.402 kg lớn hơn lượng mua vào 38.333,33 kg. Do có một số hộ mua lạc ở thời điểm trước đó mà không bán để dồn lại chờ thời điểm giá cao mới bán. Giá mua chênh lệch nhau giữa các thời điểm trong khoảng từ 2.000 -4.000 đ/kg.mức chênh lệch cao nhất ở thời điểm đầu vụ (15.500đ) và cuối vụ (11.170đ) là 4.330đ/ kg.Giá bán ra cao nhất ở đầu vụ là 22.130 đ/kg đến chính vụ giảm xuống còn 18.730đ/ kg và cuối vụ chỉ còn 15.000đ chênh lệch nhau 7.130 đ.do năm 2008 giá lạc trên thị trường liên tục hạ cung với sự biến động của giá cả nông sản thế giới đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Ở thời điểm khác thì giá vẫn giữ ở mức trung bình là 17.170 đ/kg. Đây là mức giá mà người sản xuất và người tiêu dùng chấp nhận được.

Bảng 3.14 (trang bên) thể hiện giá trị mua vào, bán ra, chi phí của 15 hộ kiêm trong đó giá trị là tổng giá trị trung bình của cả năm, lượng vốn bỏ ra không phải là vốn một lần mà là tổng lượng vốn kinh doanh nhiều lần trong năm. Họ mua sản phẩm về sơ

chế rồi bán và tiếp tục lấy vốn đó mua đợt khác.Vì vậy số vốn bỏ ra là rất lớn có hộ lên đến tiền tỷ (hộ 11 tổng vốn mua vào là 2.457.500.000).

3.3.4.2. Hạch toán kinh tế của nhóm hộ kiêm

Bảng 3.14: Hạch toán kinh tế của nhóm hộ kiêm

(Đ/V tính:1000đ)

Hộ PV Mua vào Bán ra Chi phí Lãi

1 555.000 631.140 17.692 58.448 2 143.000 148.250 5.500 -250 3 710.000 673.750 23.062,5 -59.312,5 4 286.000 290.550 10.850 -6.300 5 471.500 512.825 19.252,5 22.072,5 6 852.500 944.375 4.195 87.680 7 403.000 439.920 20.656 16.264 8 65.000 78.150 128,8 13.021,2 9 439.000 466.200 19.660 7.540 10 705.000 755.750 2.390 48.360 11 2.457.500 2.615.000 115.325 42.175 12 503.400 564.550 2.104,8 59.045,2 13 162.500 148.125 625 -15.000 14 547.500 579.750 31.750 500 15 414.150 470.700 23.456 33.094

Trung bình 581.003,3 621.269 19.776,51 20.489,16

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2009)

Mức lãi bình quân cho một hộ kiêm là 20.489.160đ/năm. Hộ lãi cao nhất 87.680000đ chỉ ở mức đầu tư 852.500.000đ. Hộ có mức đầu tư cao nhất là hộ 11(2.457.500.000) nhưng lãi chỉ đạt được 42.172.000đ là do hộ mua một lượng lớn sản lạc vỏ từ đầu vụ với giá cao (15.000đ/kg) và dự đoán cuối vụ giá lạc nhân sẽ tăng nên để cuối vụ mới bán nhưng cuối vụ giá lạc nhân chỉ xấp xỉ bằng hoặc cao hơn giá lạc vỏ đầu vụ một ít (15.000 – 17.000) nên lãi của hộ không cao so với mức đầu tư bỏ ra. Một số hộ kinh doanh thua lỗ: hộ lỗ lớn nhất là hộ số 3 lỗ 59.312.500đ, giá trị hộ mua vào cũng lớn 710.000.000 nhưng lỗ là do hộ thu mua ở đầu vụ với lượng lớn nhưng không bán ngay mà để đến gần cuối vụ mới bán trong khi giá mua lạc vỏ đầu vụ cao gần bằng giá lạc nhân ở cuối vụ (15.000đ/kg). Có 4/15 hộ kinh doanh bị thua lỗ còn lại các hộ khác đều lãi, mức lãi thấp nhất là 500.000đ, và cao nhất là 87.680.000đ. Mức lãi khác nhau giữa các hộ và có biên độ chênh lệch khác nhau một phần cũng do nguyên nhân trên. Mỗi hộ có mức đầu tư nhiều ít khác nhau nên lãi thu được cũng không giống nhau.Mặt khác việc chọn thời điểm bán, phương thúc bán cũng ảnh hưởng đến mức lãi ma mỗi hộ thu được.Từ đó ta thấy được việc chọn thời điểm mua – bán sản phẩm là rất quan trọng. Để làm được điều đó thì phải có thông tin thị trường đầy đủ chính xác thì mới đem lại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh dù là kinh doanh lớn hay nhỏ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường lạc tại xã diễn thịnh, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w