4.1. Kết luận.
Qua nghiên cứu chuỗi thị trường tiêu thị sản phẩm lạc trên địa bàn xã Diễn Thịnh - huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Cây lạc là cây trồng chủ lực ở địa phương. Trong những năm qua, diện tích, năng suất, sản lượng lạc luôn được cải thiện và không ngừng được nâng cao với tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu diện tích đất canh tác của hộ (91,6%). Cây lạc đã và đang là cây trồng mang lại HQKT cao, góp phần vào phát triển kinh tế ở địa phương.
- Hoạt động tiêu thụ lạc đã và đang là nghề phát triển đem lại thu nhập cao cho người thu gom và kinh doanh lạc trên địa bàn trong đó nhóm hộ kinh doanh là nhóm hộ có mức lãi cao nhất (159.424.000đ)/năm.
- Hoạt động tiêu thụ lạc trên địa bàn còn riêng lẻ manh mún theo kiểu “mạnh ai nấy làm”.
- Năm 2008 thị trường lạc diễn biến phức tạp.Từ đầu vụ giá lạc đã tăng lên gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm trước nhưng đến cuối vụ và một số thời điểm khác giá lạc lại giảm mạnh và trở về mức giá của năm trước.
- Hoạt động lạc tiêu thụ lạc trên địa bàn còn phụ thuộc nhiều vào thị trường trong khi nguồn thông tin thị trường có chất lượng còn thiếu và yếu.
- Trong chuỗi thị trường sản phẩm lạc ở địa phương thì khâu sản xuất có giá trị thấp nhất, giá trị tập trung chủ yếu và cao nhất ở khâu phân phối. Số các thành viên tham gia vào chuỗi còn ít làm hạn chế tăng giá trị ở khâu sản xuất.