Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường lạc tại xã diễn thịnh, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 43)

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày,cây lạc đã và đang có nhừng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của xã.Ngày nay, nhờ việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ di truyền vào công tác chọn giống để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết và áp dụng kỹ thuật mới như dùng màng phủ nilon làm cho năng suất, sản lượng lạc tăng lên đáng kể. Nhờ đó lạc ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong các cây trồng của nghành nông nghiệp địa phương.

Qua bảng 3.6 nhận thấy: Về diện tích trồng: Năm 2006 tổng diện tích của toàn xã là 482,4 ha, năm 2007 là 523,5 ha tăng lên 41.1 ha, sang năm 2008 tăng ít hơn (15,9 ha). Do diện tích lạc xuân và lạc đông đều tăng. Năm 2006 diện tích lạc xuân là 420,4 ha đến năm 2008 lên đến 447 ha tăng 27,4 ha.Còn diện tích lạc đông từ năm 2006-2007 tăng mạnh từ 62 ha lên đến 91,5 ha nhưng năm 2008 diện tích lạc đông tăng nhẹ chỉ tăng 0,9 ha do năm 2006 điều kiện thời tiết vụ đông thuận lợi lạc vụ đông được mùa, năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao nên sang năm 2007 diện tích lạc đông tăng.Năm 2008 diện tích lạc đông giảm vì vụ đông 2007 mất muà.Diện tích lạc đông được người dân địa phương trồng với một diện tích khiêm tốn (khoảng 1 sào/ hộ) để làm giống cho

vụ xuân năm sau vì sản phẩm lạc vụ đông chất lượng không cao khó đưa ra làm lạc thương phẩm được.

Về năng suất: Năng suất lạc vụ xuân tăng đều qua các năm và giữ ổn định ở mức từ 29-33 tạ/ha đạt năng suất cao so với năng suất chung của cả huyện (25-30 tạ/ha). Trong cơ cấu các giống lạc trồng vụ xuân thì diện tích lạc L14 vẫn chiếm lớn nhất trong hai năm 2006,2007 nhưng sang năm 2008 giảm: năm 2006 diện tích là146,8 ha, 2007 là 169,5 ha sang năm 2008 giảm còn147,5 ha là do giống lạc L14 có năng suất cao nhưng chất lượng không cao thường nảy mầm trên cây khi đến thời điểm thu hoạch mà chưa thu hoạch kịp thời làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Giống lạc Sen địa phương tuy năng suất không cao so với hai giống lạc kia( năng suất chỉ đạt 25-28 tạ/ ha), nhưng diện tích trồng vẫn được giữ ổn định ở cả 3 năm. Vì theo người dân cho biết, đây là giống lạc có năng suất trung bình nhưng có chất lượng tốt, năng suất ổn định và thích hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Mặt khác, khi bán sản phẩm thì nó vẫn là giống lạc được người tiêu dùng ưa chuộng nhất.Năng suất cây lạc đông chỉ bằng 1/3 năng suất cây lạc xuân tuy vậy vẫn được duy trì để phục vụ cung cấp giống cho vụ xuân năm sau.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tạ)

I. Vụ xuân 420,4 29 12192 432 32,76 14152,3 447 33 14751 1.Lạc sen 139,4 25,88 3608 125,3 27,4 3433,22 165,3 28,2 4661,46 2.2.Lạc L08 134,2 29,6 3972 137,2 34,2 4692,24 134,2 34,04 4568,17 3.Lạc L14 146,8 31,4 4610 169,5 34,8 5898,6 147,5 35,02 5165,45 II.Vụ đông 62 15 930 91,5 10 915 92,4 11 1016,4 Tổng 482,4 13122 523,5 15067,3 539,4 15767,4

Về sản lượng: Qua ba năm, cả diện tích và năng suất đều tăng nên sản lượng cũng tăng . Năm 2006-2007 tăng 1945,5 tạ, năm 2007-2008 chỉ tăng 700,1 tạ trong khi diện tích tăng 15ha do năng suất lạc 2008 giảm ảnh hưởng rét đậm, rét hại.

Như vậy, qua ba năm 2006-2008 diện tích, năng suất và sản lượng lạc của địa phương đều tăng có được kết quả như vậy là nhờ áp dụng KHKT, giống mới, tăng chi phí đầu tư cho sản xuất.

3.2.2.Quy trình thâm canh lạc vụ Xuân

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây và dụa vào kinh nghiệm sản xuất của nông dân, quy trình thâm canh lạc vụ Xuân được đề xuất gồm các khâu sau:

a) Làm đất

Cày sâu, bừa nhỏ, nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống. Làm đất đảm bảo trước khi gieo hạt độ ẩm đất phải đạt khoảng 75%. Nếu đất khô phải tưới vào rãnh cho đủ ẩm rồi mới gieo hạt, hoặc tưới vào rãnh sau khi hoàn thiện khâu gieo trồng. Cũng có thể cho nước ngập tràn ruộng trước khi làm đất, sau đó tháo cạn và để khô đạt độ ẩm cho hạt nảy mầm thì bắt đầu làm đất, gieo hạt ngay.

b) Chuẩn bị hạt giống

Lượng giống cần cho 1ha: 180 – 200kg, tuỳ thuộc vào kích cỡ hạt.Nên dùng giống sản xuất vụ thu đông để trồng. Sau khi bóc vỏ chọn hạt giống có kích cỡ tương đối đồng đều, sạch bệnh để gieo.

c) Thời vụ gieo: Thời vụ gieo thích hợp tốt nhất là từ 15/1 – 25/2. d) Liều lượng phân bón cho 1ha:

Liều lượng bón thích hợp cho các giống lạc chịu thâm canh: 10 tấn phân chuồng (hoặc 1tấn phân hữu cơ vi sinh) + 30kg N +90 kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột, chế phẩm vi khuẩn phân giải lân 2kg/ha.

Cách bón:

- Phân chuồng bón lót toàn bộ trước khi bừa đất.

- Vôi bột bón lót ½ trước khi làm đất, còn lại ½ bón vào gốc khi lạc héo hoa 5 – 7 ngày. - Toàn bộ phân lân, kali và đạm được bón rãi đều trên mặt luống trước khi rạch hàng.

Có hai phương thức trồng đạt năng suất và hiệu quả cao là:

- Phương thức 1: Luống rộng 1,3m (cả rãnh), rãnh rộng 0,3m, cao 15 – 20cm. Mặt luống rộng 1m được chia thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống ( luống được thiết kế theo hướng Đông - Tây)

- Phương thức 2: Luống rộng 0,8m ( cả rãnh), rãnh rộng 0,3m, cao 15 – 20cm, mặt luống rộng 0,5m được chia thành 2 hàng dọc theo chiều dài luống.Độ sâu rạch hàng 3 – 4cm.

f) Mật độ gieo: 40 cây/m2. Có 2 phương thức gieo trồng:

- Hốc cách hốc 12 – 13cm gieo 2hạt/hốc( trong trường hợp mặt luống rộng 50cm) - Hốc cách hốc 15 – 16cm gieo 2hạt/hốc( trong trường hợp mặt luống rộng 1m2 .

g) Phun thuốc trừ cỏ: Dùng hai loại thuốc thông dụng: Achetochlor hoặc Ronsta 50%

( 0,75 – 1,0 kg/ha) phun đều lên mặt luống ngay sau khi gieo hạt. trong trường hợp đất khô thì phun nước trước rồi phun thuốc trừ cỏ sau.

h) Phủ nilon:

Dùng nilon trong suốt chuyên dùng cho lạc. Độ dày nilon từ 0,007 – 0,01 mm (đảm bảo 1kg nilon phủ được 100 m2 đất). Để thuận lợi trong các thao tác làm và đạt hiệu quả sản xuất cao, dùng loại nilon có đường ống rộng 60 cm cho mặt luống rộng 1m và đường kính ống 35 cm cho mặt luống rộng 50 – 55 cm.

Sau khi phun thuốc trừ cỏ dùng cuốc gạt nhẹ đát ở hai bên mép luống về phía rãnh rồi phủ nilon căng phẳng trên mặt luống. Mép nilon được phủ chùm xuống 2 bên rãnh khoảng 10cm /1bên. Sau khi phủ xong nilon dùng cuốc vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép luống để cố định nilon đồng thời làm sạch gọn đất ở rãnh.

i) Chăm sóc và quản lý cây trồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chọc lỗ ni lon: Khi lạc nhú lên khỏi mặt đất, dùng tay chọc lỗ(đường kính khoảng 7 – 8cm) cho lạc ra khỏi nilon sau đó dùng tay bới nhẹ xung quanh đất để cho hai lá mầm lộ ra khỏi mặt đất, tao điều kiện cho cành cấp 1 phát triển sớm, cành khoẻ.

- Tưới nước: nếu khô hạn phải tưới vào hai thời kỳ quan trọng là: Trước khi ra hoa (giai đoạn 6- 7 lá) và thời kỳ làm quả.Có thể dùng phương pháp tưới rãnh hoặc tưới phun để tiết kiệm nước.

k) Phòng trừ tổng hợp dịch hại, sâu bệnh lạc

- Xử lý hạt giống bằng hoá chất

- Phòng trừ sâu bệnh hại bằng nhiều biện pháp và chỉ sử dụng thuốc hoá học khi đạt ngưỡng gây hại kinh tế.

- Ngưỡng phòng trừ sâu hại như sau:

+ Bọ trĩ: 5con/búp ở giai đoạn 30 – 40 ngày sau mọc + Rầy xanh: 5- 10 con/cây ở giai đoạn 30 ngày sau mọc

+ Sâu khoang: 20 – 25% diện tích lá bị hại ở 30 – 40 ngày sau mọc

+ Các loại sâu hại khác: 25 – 30% diện tích lá bị hại ở giai đoạn 40 – 50 ngày sau mọc. + Bệnh hại lá, làm rụng lá sớm, thuốc bệnh có thể phun hai lần; lần 1 sau gieo 40 -50 ngày, lần 2 cách lần một 15 ngày.

- Thuốc phòng trừ: có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học NPV-Bt để phun trừ sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá. Hoặc sử dụng một số thuốc hoá học thông dụng sau: Sumicidin, Alphan5EC, Basudin 40EC-50EC, Supracide 40 NP,…..

l) Thu hoạch

Để tránh sự thiệt hại năng suất, hạn chế bệnh hại quả và độc tố Aflatoxin làm giảm chất lượng sản phẩm cần thu hoạch lạc đúng độ chín khi số quả già đạt 80- 85% tổng số quả/cây. Thu hoạch xong càn làm sạch, phân loại, phơi khô và bảo quản.

Trên đây là toàn bộ quy trình thâm canh lạc vụ Xuân đã và đang được áp dụng rộng rãi trên địa bàn trong những năm qua và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Điều này sẻ được chứng minh trong phần hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của hộ ngay sau đây.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường lạc tại xã diễn thịnh, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 43)