Bản chất và nội dung hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 31 - 32)

+ Nội dung: Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị trong việc sử dụng các nguồn lực. Nó đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản đó là:

- Yếu tố đầu vào: chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, thuế..

- Yếu tố đầu ra: số lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập. Việc xác định các yếu tố đầu vào để đánh giá hiệu quả kinh tế là rất khó khăn. Do tư liệu tham gia vào sản xuất nhiều và có những yếu tố phi vật chất như: chính sách - môi trường…trong khi đó đánh giá hiệu quả kinh tế phải toàn diện.

+ Về bản chất: Khi bàn về khái niệm hiệu quả kinh tế các tác giả Đỗ Kim Chung, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà, Phạm Vân Đình thống nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kỹ thuật

- Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực đưa vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, giữa các yếu tố đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.

- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.

- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.

Trong ba khái niệm trên thì hiệu quả kinh tế là bao trùm nhất bởi nó đạt được khi đã đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ [17].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w