Tình hình sử dụng lao động của các trang trại chăn nuô

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 45 - 48)

Qua thực tế đã chỉ rõ sức lao động là hàng hoá đặc biệt, trong bất kỳ công việc nào cũng vậy lao động luôn là vấn đề rất được chú trọng. Kinh tế trang trại cũng vậy, lao động cũng rất được các chủ trang trại quan tâm, không ngẫu nhiên mà các chủ trang trại thuê mướn lao động một cách tuỳ tiện mà thường chọn những người có sức khoẻ, chịu khó, và nhất là những người có kinh nghiệm, trình độ. Nếu biết quản lý sử dụng tốt, biết quan tâm thoả đáng đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động thì nó sẽ là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho chủ trang trại. Lao động là một trong ba yếu tố tạo nên quá trình sản xuất và là yếu tố giữ vai trò quyết định. Dù trong điều kiện khoa học kỹ thuật tiên tiến, sản xuất nông nghiệp được tiến hành bằng các máy móc cơ giới và tự động thì quá trình sản xuất vẫn phải được điều

khiển bằng sức lao động con người. Song sức lao động phải được sử dụng như thế nào để sản xuất đem lại hiệu quẩ kinh tế cao mới là vấn đề quan trọng.

Trong sản xuất kinh doanh trang trại, số lượng lao động được sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào phương hướng, quy mô hoạt động kinh doanh của từng trang trại và quan hệ cung cầu của thị trường lao động quyết định. Việc xác định số lượng lao động và sử dụng các loại lao động hợp lý, có tác dụng nâng cao năng suất lao động nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại nói chung. Tình hình chung về sử dụng lao động của các trang trại nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Tình hình lao động của từng loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi

(Tính bình quân cho mỗi trang trại điều tra năm 2008)

Chỉ tiêu Đ.V.T CN lợn thịt + cá Chăn nuôi TH BQ

I. Tổng số trang trại điều tra TT 34 29 31,5

II. Tổng LĐ tham gia sản xuất BQ/ TT LĐ 7,41 8,55 7,98

1. Lao động gia đình LĐ 2,85 2,28 2,565

2. Lao động thuê TX LĐ 1,91 2,31 2,11

3. Lao động thuê với thời vụ quy đổi LĐ 2,65 3,96 3,305 III. Tiền công

1. Tiền công 1 LĐ TX có ăn ở TT 1000đ/tháng 900 910 905 2. Tiền công 1 LĐ TX không ăn ở TT 1000đ/tháng 1200 1280 1240

3. Tiền công 1 LĐ thời vụ 1000đ/người 60 56 58 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Loại hình chăn nuôi lợn thịt + cá: Có tổng lao động tham gia sản xuất là 7,41 lao động/trang trại. Ở loại hình này chủ yếu là lao động gia đình đảm nhiệm tính bình quân là 2,85 lao động/trang trại, lao động thuê thường xuyên là 1,91 lao động/trang trại. Vào thời điểm thu hoạch cá, tu sửa ao, tu sửa chuồng trại… thì các trang trại loại này thường thuê thêm 2,65 lao động và tiền công phải trả cho lao động thời vụ là 60.000 đồng. Tiền công được trả cho lao động thường xuyên ăn, ở trang trại là 900.000 và không ăn, ở trang trại là 1.200.000 đồng.

Loại hình chăn nuôi tổng hợp: Trang trại chăn nuôi tổng hợp có tổng số lao động tham gia sản xuất bình quân là 8,55 lao động/trang trại. Trong đó lao động gia đình là 2,28 lao động/trang trại, lao động thuê thường xuyên là 2,31 lao động/trang trại, lao động thuê thời vụ là 3,96 lao động/trang trại. Bởi vì đây là trang trại chăn nuôi tổng hợp nên khối lượng công việc nhiều hơn trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá nên số lượng lao động cao hơn. Lao động thời vụ được thuê vào mùa thu hoạch và tiền công được trả bình quân là 56.000 đồng và có dùng bữa trưa tại trang trại. Nhìn chung các chủ trang trại thường mời người làm thuê thời vụ dùng bữa trưa cùng gia đình, đây cũng là yếu tố làm tăng năng suất lao động và tăng tính thân mật giữa lao động và chủ trang trại. Với lao động thuê thường xuyên thì được trả lương theo hai mức, đối với lao động mà được chủ trang trại nuôi ăn, ở trang trại thì tiền công được trả bình quân là 910.000 đồng, đối với lao động thuê thường xuyên không ăn, ở thì được trả bình quân là 1.280.000 đồng.

Nhìn chung, các trang trại khi có khối lượng công việc lớn, lao động gia đình không đảm đương hết các công việc thì các chủ trang trại đều phải thuê mướn thêm lao động. Mặc dầu số lượng lao động là một chỉ tiêu trực tiếp đánh giá công việc của trang trại. Nhưng qua điều tra các chủ trang trại cho biết vấn đề lao động không phải là vấn đề cấp thiết của họ, một mặt do quy mô sản xuất của mình chưa đủ lớn, mặt khác lao động nông thôn hiện nay đang dư thừa cho nên việc thuê lao động đối với các chủ trang trại không phải là điều khó khăn.

Qua bảng trên ta thấy quy mô và cơ cấu sử dụng lao động ở các hai loại hình trang trại hầu như tương đương. Hay nói cách khác, ở cả hai loại hình này đều có lao động gia đình, lao động thuê thường xuyên (LĐTX) và lao động thuê theo thời vụ (LĐTV). Chiếm tỷ lệ nhiều nhất vẫn là lao động thuê theo thời vụ, còn số lượng lao động thuê thường xuyên chiếm tỷ lệ ít nhất. Quy mô sử dụng lao động bao gồm cả lao động gia đình, LĐTX và LĐTV không quá 9 lao động/trang trại. Hầu hết, các trang trại ngoài lao động gia đình là 2 vợ chồng ra thường thuê thêm 1- 2 lao động là những người học hết cấp 2, cấp 3. Mức lương bình quân ở hai loại hình cho lao động TX có ăn, ở trang trại bình quân 905 nghìn/người/tháng; lao động không ăn, ở TT bình quân 1.240 nghìn/người/ tháng; lao động thời vụ là 58 nghìn/người/ngày đối với người nông dân thì mức lương này không hề thấp so với đời sống của họ. Trong số trang trại này thì cũng có một số trang trại thuê được lao động là những người có kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi thường là ở trình độ sơ cấp hay trung cấp nhưng số lượng không nhiều.

Khi trình độ cơ giới hoá, tự động hoá các khâu trong chăn nuôi của nước ta chưa có thì việc thuê thêm lao động ngoài vào kinh doanh trang trại là rất cần thiết. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào sử dụng lao động có hiệu quả, điều đó phụ thuộc vào sự khéo léo của chủ trang trại trong cách quản lý lao động. Qua phỏng vấn các trang trại chăn nuôi ở đây cho thấy, việc thuê mướn lao động chỉ thông qua hợp đồng bằng miệng giữa chủ trang trại và người làm thuê, ngoài tiền công lao động ra người lao động làm thuê không được hưởng thêm một chế độ nào khác. Bên cạnh đó, lao động chủ yếu là lao động giản đơn chưa qua đào tạo. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh của trang trại bởi trong quá trình làm kinh tế sự hiểu biết, khéo léo và kỹ thuật là điều hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của trang trại.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 45 - 48)