Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 34 - 37)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nam Đàn là một huyện nửa đồng bằng, nửa đồi núi. Diện tích tự nhiên là 2938,02ha, rộng 10 km từ Tây sang Đông, dài 30 km từ Bắc xuống Nam. Trung tâm huyện cách thành phố Vinh 20 km, đi qua huyện có hai trục giao thông lớn là quốc lộ 46 và 15A.Cả huyện có 23 xã và 1 thị trấn.

Toạ độ địa lý:

+ Từ 18030’ đến 18047’ vĩ độ Bắc

+ Từ 105025’ đến 105031’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc và huyện Đô Lương.

- Phía Nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. - Phía Tây giáp huyện Thanh Chương.

- Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên.

Nam Đàn nằm giữa hai dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc và dãy núi Thiên Nhẫn ở phía Tây tạo ra thung lũng, đồng bằng tam giác, có sông Lam chảy dọc theo hướng Bắc Nam, chia huyện thành 2 vùng, tả ngạn và hữu ngạn sông Lam. Vùng đồng bằng hàng năm được bồi đắp phù sa tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Có quốc lộ 46 đi qua nối liền với thành phố Vinh ở phía Đông là một thị trường lớn rất có lợi cho tiêu thụ sản phẩm. Có đường 15A nối từ Đô Lương đi Hà Tĩnh tạo điều kiện cho giao lưu hàng hoá với vùng phía tây của tỉnh và nước bạn Lào. Đây là một thuận lợi rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng. Để đẩy mạnh chăn nuôi theo mô hình trang trại thì việc có địa lý thuận lợi, lưu thông dễ dàng là một yếu tố thuận lợi và cần thiết trong phát triển chăn nuôi nói riêng và các ngành kinh tế khác, hàng hoá sản xuất ra với sản lượng lớn, giao thông thuận lợi, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá ra

khỏi vùng, chi phí giảm, giá thành giảm - tăng lợi nhuận, tăng khả năng tái sản xuất.

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên khí hậu * Nhiệt độ:

Nam Đàn nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp, chia thành hai mùa rõ rệt,:mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân 23,90C. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 400C; mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 6,20C, nhiệt độ bình quân 19,90C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.637 giờ.

*Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm 1.900 mm, năm mưa lớn nhất là 2.600 mm, năm mưa nhỏ nhất là 1.100 mm, lượng mưa phân bố không đồng đều, mưa nhiều từ trung tuần tháng 9 đến tháng 10 gây ngập úng cục bộ ở các xã vùng thấp. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4, vào mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, gây nên khô hạn nghiêm trọng.

* Độ ẩm:

Độ ẩm không khí bình quân 86%, độ ẩm cao nhất >90% (vào tháng 1,2), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là vào tháng 7 (74%).

* Lượng bốc hơi:

Lượng bốc hơi bình quân năm là 943 mm/năm - lượng bốc hơi trung bình của các tháng nóng từ tháng 3 đến tháng 8 là 140 mm. Ba tháng mùa mưa (tháng 9,10,11) trung bình đạt 59 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 2 chỉ 29- 30 mm.

* Gió:

Có hai hướng gió chính là gió mùa Đông Nam (tháng 4,10) và gió mùa Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Trong các tháng 5,6,7 thưòng có gió Tây Nam khô nóng, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

Bảng 3.1: Thực trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Nam Đàn năm 2007 - 2008

Loại đất Dt năm 2007 (ha) Dt tăng (ha) Dt giảm (ha) Dt năm 2008 Tổng dt đất tự nhiên 29382,03 29382,03

Tổng diện tích đất nông nghiệp 20074,55 35,48 20039,07

Đất sản xuất nông nghiệp 11995,78 53,88 11941,90

Đất trồng cây lâu năm 1912,97 1,5 1911,47

Đất trồng cây hàng năm 10082,81 52,88 10030,43

Đất lâm nghiệp 7536,38 7,6 7543,98

Đất NTTS 511,99 10,8 522,79

Đất nông nghiệp khác 30,4 30,4

Đất phi nông nghiệp 5925,61 45,13 5970,74

Đất ở 771,26 11,52 782,78

Đất chuyên dùng 3212,03 34,91 3246,94

Đất sông suối, mặt nước 1601,26 2 1599,26

Đất khác 341,06 341,06

Đất chưa sử dụng 3381,87 9,25 3372,62

Đất đồng bằng 578,23 0,4 577,83

Đất đồi núi 2399,60 8,85 2390,75

Núi đá không có rừng cây 404,04 404,04

(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất của huyện Nam Đàn năm 2008)

Qua bảng ta thấy diện tích đất tự nhiên của huyện là 29382,03ha trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 20074,55ha năm 2007 đến năm 2008 là 20039,07ha giảm 35,48ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm là do: dân số tăng nên một phần diện tích đất nông nghiệp dùng để xây nhà; các trụ sở cơ quan, các công trình phúc lợi chưa ổn định nên diện tích dành cho xây dựng cũng không nhỏ; làm đường giao thông... Tuy nhiên diện tích đồi núi chưa sử dụng đã được người dân khai thác để trồng rừng nên diện tích lâm nghiệp tăng lên 7,6ha. Diện tích NTTS tăng 10,8ha là do chính sách chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp những vùng đất hoang hóa chưa sử dụng được người dân khai hoang đưa vào NTTS. Bên cạnh đó những ruộng sản xuất lúa kém hiệu quả đã chuyển sang đào ao thả cá.

Đất phi nông nghiệp tăng 45,13ha là do các địa phương đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng các lò gạch...

Đất chưa sử dụng diện tích giảm 9,25ha nhưng không đáng kể so với diện tích chưa sử dụng 3372,62ha thì đang còn quá lớn. Quỹ đất chưa sử dụng lớn đây là điều kiện thuận lợi để khai thác hợp lý sử dụng vào mục đích phát triển trang trại trong những năm tới đây. Vì vậy, UBND huyện cần có các chính sách khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả tránh tình trạng “đất thừa mà thiếu’’.

c) Tài nguyên nước

Sông Lam với diện tích lưu vực 23.000 km2 chảy qua địa phận huyện dài 16km, sông Đào dài 15 km, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của một bộ phận nhân dân trong huyện. Ngoài ra huyện còn có có trên 40 hồ đập chứa nước nhỏ với tổng diện tích khoảng 10,5 triệu m3 có thể cung cấp nước tưới cho 71% diện đất cần tưới. Đây là nguồn nước tưới dồi dào quanh năm, chất lượng nước tốt thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn của huyện. Do các hệ thống sông chảy qua, nên các vùng ven sông thường có lượng phù sa bồi đắp mầu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp như chăn nuôi trồng trọt, phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng con người mà còn thúc đẩy mạnh mẽ phát triển chăn nuôi, phát triển mạnh mẽ công nghệ chế biến sản xuất thức ăn phục vụ cho chăn nuôi trong địa bàn của huyện, chăn nuôi phát triển tới quy mô trang trại và cao hơn nữa. Hệ thống sông suối còn tạo điều kiện cho phát triển lưu thông hàng hoá ra khỏi vùng được dễ dàng và nhanh chóng.

d) Tài nguyên rừng

Trong huyện không còn rừng tự nhiên do bị khai thác kiệt từ nhiều năm trước đây, chỉ còn cây lùm bụi, cỏ dại mọc thưa thớt. Trong những năm gần đây, do thực hiện các dự án 327, 304 và một số dự án khác toàn huyện mới có 5.300ha rừng trồng chủ yếu là thông, keo đang được chăm sóc quản lý.

Ngoài ra có 717ha cây lâu năm, cây ăn quả. Tính chung độ che phủ cây lâu năm chiếm 60% diện tích đất rừng [6].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w