Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuô

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 49 - 52)

3.2.5.1. Tình hình sản xuất

Giá trị sản phẩm hàng hoá và tỷ suất giá trị hàng hoá là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ, quy mô phát triển các mô hình kinh tế trang trại.

Bảng 3.5: Tình hình sản xuất hàng hóa của các trang trại chăn nuôi

Loại hình Tổng GTSX (triệu đồng) Giá trị SPHH ( triệu đồng) Tỷ suất SPHH (%) Chăn nuôi lợn thịt + cá 464,01 453,1 97,65 Chăn nuôi TH 622,05 601,65 96,72 BQ 543,03 527,37 97,18

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huỵện là rất cao. Trung bình một trang trại là 527,37 triệu đồng/trang trại với tỷ suất hàng hóa là 97,18%. Trong đó trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân là 97,65% cao hơn trang trại chăn nuôi tổng hợp bình quân là 96,72% nhưng không đáng kể.

Qua bảng trên ta thấy tỷ suất hàng hóa cao chứng tỏ sản xuất hàng hóa của các trang trại rõ nét hơn, phản ánh khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho chủ trang trại tích luỹ tái sản xuất không chỉ về chiều rộng mà còn cả chiều sâu.

3.2.5.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Năng suất, sản lượng cây trồng quyết định mặt lượng của năng lực sản xuất, giá cả thị trường nông sản quyết định về mặt chất lượng của tổng giá trị sản xuất. Hiện nay, sản xuất hàng hoá bị chi phối bởi mức giá bán, giá cả lên xuống thất thường. Tuỳ theo từng loại sản phẩm hàng hóa của các trang trại mà việc tiêu thụ có thể phân phối theo các kênh khác nhau.

Để có tỷ suất hàng hoá cao, thì sản phẩm làm ra phải được tiêu thụ thông suốt và dễ dàng. Để làm được điều này phải trông qua thị trường, đặc biệt là khả năng tiếp thị sản phẩm của các chủ trang trại. Qua điều tra được biết sản phẩm của các trang trại đều được bán dưới dạng thô, không qua chế biến.

Bảng 3.6 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại điều tra

Chỉ tiêu

Loại hình chăn nuôi

BQ Chăn nuôi lợn thịt +

1. Thị trường tiêu thụ - Tiêu thụ nội hạt 82,35 % 70,6% 76,47% - Tiêu thụ ngoại hạt 17,65% 27,58% 22,62% 2. Phương pháp tiêu thụ - Tiêu thụ gián tiếp

91,18% 86,21% 88,69%

- Tiêu thụ trực tiếp

8,82% 13,79% 11,31%

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng trên ta thấy thị trường tiêu thụ của hai loại hình này chủ yếu là tiêu thụ trong tỉnh bình quân là 76,47%. Thị trường trong tỉnh là những tư thương, người buôn… trong xã, huyện khác như Diễn Châu, Nghi Lộc, Vinh…đến tận trang trại để mua sản phẩm. Thị trường ngoài tỉnh chủ yếu là Thanh Hoá, Huế, Hải Dương…

Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm của trang trại, phần lớn nông sản hàng hóa được tiêu thụ qua trung gian (88,69%), việc tiêu thụ trực tiếp chiếm tỷ lệ thấp (11,31%). Hiện nay vấn đề tiêu thị sản phẩm của các trang trại trong những năm vừa qua còn gặp nhiều khó khăn gây bất lợi cho người sản xuất.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do biến động thất thường của thị trường giá cả, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận chất lượng sản phẩm của các trang trại chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chưa có trang trại nào ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở chế biến, các đơn vị kinh doanh như nhà hàng, đại lý… Như vậy vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là rất quan trọng, điều này sẽ giúp cho các sản phẩm của trang trại Nam Đàn thâm nhập và có chỗ đứng vững trên thị trường. Thực hiện tốt biện pháp giảm khâu trung gian trong hệ thống các kênh phân phối sẽ tránh được ép giá của các tư thương đảm bảo giá bán sản phẩm hàng hoá của các trang trại cao và ổn định hơn.

Để mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao tỷ trọng tiêu thụ hàng hoá trực tiếp, vấn đề đặt ra là nâng cao năng suất phải chú ý đến chất lượng sản phẩm hàng hóa bằng việc bố trí sản xuất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện và phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, sử dụng giống tốt, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất sản phẩm sạch với chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ. Đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi để áp dụng nhu cầu đa dạng về sản phẩm tươi sống thường xuyên của người tiêu dùng.

Tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề nan giải, không những đòi hỏi các chủ trang trại phải hết sức năng động, tự vận động tìm kiếm thị trường mà còn cần có sự trợ giúp tích cực của Nhà nước thông qua các giải pháp cụ thể như đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm…

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 49 - 52)