Quy mô trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 39 - 42)

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế trang trại. Một hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm - thuỷ sản hàng hoá lớn trước hết phải dựa vào đất, nhất là những nơi tiềm năng để mở rộng sản xuất phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp cây trồng, vật nuôi luôn cần một diện tích vừa đủ để sinh trưởng, phát triển tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá nhất định. So với các loại hình trang trại khác thì trang trại chăn nuôi không đòi hỏi diện tích quá lớn nhưng cũng phải đạt ở một ngưỡng nhất định để vượt lên trên khả năng sản xuất tự tiêu dùng của gia đình sang sản xuất hàng hoá lớn. Tuy nhiên, quy mô đất đai lại tuỳ thuộc vào từng loại hình trang trại mà có diện tích đất và sử dụng đất khác nhau vào mục đích riêng do tính chất chuyên môn hoá sản xuất của tưng loại hình quyết định. Quy mô đất của từng loại hình trang trại phụ thuộc vào hướng chuyên môn hoá của chủ trang trại.

Từ sau công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt từ sau khi có Luật đất đai ra đời (1993) đã khẳng định kinh tế nông hộ là một đơn vị kinh tế tự chủ và sau đó là những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ra đời. Thì đất đai trên thực tế được giao tận tay người sử dụng lâu dài, điều này làm cho đất đai trở thành một tài sản quý giá “tấc đất, tấc vàng”. Vì vậy, việc sử dụng đất đai và bố trí cơ cấu các loại vật nuôi, cây trồng hợp lý trên từng mảnh đất là hết sức quan trọng mà các chủ trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi huyện Nam Đàn nói riêng cần hết sức chú ý.

Điều tra về quy mô diện tích của các trang trại chăn nuôi ở huyện Nam Đàn thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Tình hình đất đai của mỗi trang trại điều tra theo loại hình

( Tính bình quân cho mỗi trang trại điều tra năm 2008)

Chỉ tiêu Chăn nuôi lợn thịt + cá Chăn nuôi TH BQ SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) A. Tổng diện tích 1,453 100 2,4 100 1,92 1. Đất chăn nuôi 0,38 26,15 0,54 22,5 0,46 2. Đất thuỷ sản 0,79 54,37 1,25 52,08 1,02 3. Đất trồng trọt 0,28 19,27 0,61 25,42 0,44 4. Đất chưa sử dụng 0,003 0,21 0 0 0,0015 B. Nguồn đất 1,453 100 2,4 100 1,92 I. Đất đã được giao 0,24 16,51 0,28 11,67 0,26

II. Đất chưa được giao 1,21 83,49 2,12 88,33 1,67

1.Đất nhận thầu của HTX 1,013 83,51 1,93 91,04 1,47

2. Đất chuyển nhượng 0,2 16,49 0,19 8,96 0,195

3. Đất thuê, mua của tư nhân 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Chăn nuôi lợn thịt + cá: Đây là loại hình có ngành sản xuất chính là chăn nuôi lợn thịt. Với tổng diện tích bình quân một trang trại là 1,453 ha/trang trại. Ta thấy diện tích thuỷ sản chiếm tỷ lệ nhiều nhất trên 50% (0,79ha) trong tổng diện tích đất, diện tích chăn nuôi bình quân 0,38ha/trang trại chiếm 26,15% trong tổng diện tích. Chủ trang trại chưa tận dụng được hết nguồn đất vào hoạt động chăn nuôi và diện tích chưa sử dụng bình quân 0,003ha/trang trại chiếm 0,21%. Tuy diện tích đất chưa sử dụng không nhiều nhưng trong điều kiện hiện nay thì đất là một tài nguyên vô cùng quý giá cần được khai thác hợp lý tránh lãng phí. Về nguồn đất chủ yếu là đất chưa được giao bình quân 1,213ha/trang trại chiếm 83,51%, đất được giao bình quân 0,24ha/trang trại chiếm 16,51%. Các chủ trang

trại thường nhận thầu đất của HTX bình quân 1,013ha/trang trại chiếm 83,51%, đất chuyển nhượng giữa các hộ nông dân đang diễn ra chậm và chiếm tỷ lệ nhỏ bình quân là 0,2ha/trang trại. Hầu hết, các chủ trang trại chăn nuôi lợn họ thường kết hợp thêm một ít trồng trọt để góp phần cung cấp thức ăn cho hoạt động chăn nuôi của mình và nuôi cá để tận dụng nguồn phân thải từ chăn nuôi làm thức ăn cho cá tiết kiệm được chi phí và hiệu quả đem lại cao.

Chăn nuôi tổng hợp: Đây là trang trại chăn nuôi tổng hợp bao gồm: gà, vịt, ngan, lợn, bò…Với tổng diện tích bình quân là 2,4ha/trang trại. Ta thấy, diện tích dùng cho chăn nuôi là 0,54ha/trang trại chiếm 22,5% trong tổng diện tích, diện tích thủy sản bình quân là 1,25ha/trang trại chiếm 52,08%. Đất được giao bình quân 0,28ha/trang trại chiếm 11,67% còn lại chủ yếu là đất chưa được giao bình quân 2,12ha/trang trại chiếm 88,33%. Ở loại hình này đất nhận thầu của HTX chiếm tỷ lệ lớn bình quân là 1,93ha/trang trại chiếm 91,04% và đất chuyển nhượng bình quân là 0,19ha/trang trại chiếm 8,94%. Trong loại hình này thì các chủ trang trại đã tận dụng hết diện tích vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Việc phân bổ diện tích đất theo tỷ lệ cho mỗi loại hình sử dụng không khác nhau nhiều. Ở cả hai loại hình trang trại, diện tích nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 50% tổng diện tích đất của trang trại. Tiếp đến là diện tích đất cho các hoạt động trồng trọt bao gồm: trồng cỏ, trồng cây ăn quả, trồng lúa; chăn nuôi. So sánh diện tích dành cho chăn nuôi của 2 loại hình trang trại ta thấy diện tích chăn nuôi của trang trại tổng hợp trung bình là 0,54ha gấp 1,42 lần diện tích chăn nuôi của trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá với diện tích 0,38ha. Điều này được giải thích là vì trang trại chăn nuôi tổng hợp kinh doanh nhiều loại vật nuôi bao gồm gà,lợn, vịt, cá…nên diện tích nhiều hơn. Diện tích trang trại lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện đất đai của từng vùng và phương hướng kinh doanh của trang trại. Qua bảng trên ta thấy diện tích chăn nuôi lợn thịt + cá bình quân 1,45ha/trang trại còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trang trại của mình. Sở dĩ, như vậy là vì hầu hết các chủ trang trại không đủ vốn, nhân lực nên không mạnh

dạn đấu thầu thêm đất để mở rộng quy mô sản xuất và nếu đấu thầu thêm thì chủ yếu là những vùng đất xấu, xa nên các chủ trang trại ngại không dám đấu thầu.

Nguồn đất để làm trang trại, ở cả hai loại hình trang trại ở Nam Đàn chủ yếu là nhận thầu đất của HTX bình quân diện tích đất là 1,47 ha/trang trại. Đất chuyển nhượng của hai loại hình này tương đương nhau bình quân là 0,195 ha/trang trại. Qua điều tra tôi nhận thấy hầu kết các trang trại đều muốn mở rộng quy mô diện tích đất đai, diện tích đất đang sử dụng được thuê với thời gian lâu dài và ổn định để họ yên tâm trong việc đầu tư vào sản xuất trên mảnh đất được nhận. Đất đai trang trại Nam Đàn đến nay có nhiều trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nên các chủ trang trại chưa thực sự yên tâm sản xuất hoặc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hàng hoá, chưa thúc đẩy được quá trình chuyển nhượng tích tụ ruộng đất hình thành trang trại, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w