Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuô

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 55 - 58)

Hiệu quả kinh tế là thước đo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng, là kim chỉ nam cho các chủ doanh nghiệp, chủ trang trại lựa chọn phương án đầu tư thích ứng với năng lực sản xuất và điều kiện môi trường sản xuất kinh doanh của trang trại. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ và năng lực quản lý của chủ trang trại cũng như việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.Tuỳ theo mức độ hiệu quả cao hay thấp mà các chủ trang trại có thể thu hẹp quy mô hay mở rộng quy mô sản xuất của trang trại, thậm chí phải bán lại trang trại trong trường hợp rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Để trả lời cho câu hỏi “Các mô hình kinh tế trang trại có thực sự sản xuất hiệu quả hơn các mô hình kinh tế hộ khác”, tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi huyện Nam Đàn.

Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi năm 2008

(Tính bình quân cho mỗi trang trại điều tra năm 2008)

Chỉ tiêu Đ.V.T

Loại hình trang trại

BQ Chăn nuôi lợn thịt + cá Chăn nuôi tổng hợp 1. GO Triệu đồng 464,02 622,05 543,03 2. IC Triệu đồng 402,86 550 476,43 3. VA Triệu đồng 61,15 72,05 66,6 4. GO/IC Lần 1,16 1,13 1,145 5. GO/LĐ Triệu đồng 97,48 135,52 116,5 6. GO/Ha Triệu đồng 319,35 259,19 289,28

7.GO/V Lần 1,67 1,71 1,69

8.VA/IC Lần 0,16 0,13 0,145

9. VA/LĐ Triệu đồng 12,85 15,69 14,27

10. VA/ Ha Triệu đồng 42,09 30,02 36,05

11. VA/V Lần 0,22 0,2 0,21

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

* Về tổng giá trị sản xuất: Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá bình quân là 464,02 triệu đồng/trang trại, trang trại chăn nuôi tổng hợp bình quân là 622,05 triệu đồng/ trang trại gấp 1,34 lần trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá. Ta thấy giá trị sản xuất khá cao bình quân giá trị sản xuất ở cả hai loại hình này là 543,03 triệu đồng/trang trại.

* Về tổng chi phí trung gian: Trang trại chăn nuôi tổng hợp có mức đầu tư chi phí bình quân là 550 triệu đồng/trang trại cao hơn trang trại chăn nuôi lợn + cá với mức đầu tư bình quân là 402,86 triệu đồng/trang trại. Sở dĩ như vậy là vì chăn nuôi tổng hợp chăn nuôi nhiều loại vật nuôi nhiều hơn trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá nên chi phí đầu tư đòi hỏi phải cao hơn.

* Về giá trị gia tăng: Ta thấy trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá tạo được giá trị tăng thêm là 61,15 triệu đồng thấp hơn trang trại chăn nuôi tổng hợp là 72,05 triệu đồng.

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất/ha: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu qủa sử dụng diện tích của trang trại vào việc sản xuất ra sản phẩm trên 1 ha diện tích, giá trị sản xuất tính bình quân chung cho các trang trại điều tra là 289,28 triệu đồng, thu nhập là 36,05 triệu đồng. Trong đó trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá có giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích là 319,35 triệu đồng cao hơn trang trại tổng hợp, trang trại tổng hợp tính bình quân là 259,19 triệu đồng. Ta thấy loại hình trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá có hiệu quả trên một đơn vị diện tích cao hơn cứ 1 ha diện tích đất tạo ra 42,09 triệu đồng thu nhập, trang trại chăn nuôi tổng hợp thấp hơn: 30,02 triệu đồng thu nhập. Điều này là do trang trại chăn nuôi tổng hợp dành một phần diện tích đất cho việc trồng cỏ nuôi bò nên khi tính hiệu quả sử dụng đất của hoạt động chăn nuôi phải tính cả phần diện tích trồng cỏ.

* Về hiệu quả sử dụng chi phí trung gian:

Xét chung cho cả hai loại hình trang trại thì hiệu quả sử dụng chi phí trung gian bình quân một trang trại là cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 0,145 đồng giá trị gia tăng. So sánh giữa 2 loại hình trang trại: chăn nuôi lợn thịt + cá hiệu quả sử dụng chi phí trung gian cao hơn trang trại chăn nuôi tổng hợp, cứ một đồng chi phí trung gian chi ra tạo nên 0,16 đồng VA, còn trang trại chăn nuôi tổng hợp là 0,13 đồng VA.

Giá trị sản xuất thu được trên một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất ở trang trại cho thấy bình quân chung giá trị sản xuất thu được 1,145 đồng. Loại hình chăn nuôi lợn thịt + cá bỏ ra một đồng chi phí thu được 1,16 đồng giá trị sản xuất, loại hình chăn nuôi tổng hợp thu được 1,13 đồng giá trị sản xuất.

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:

Qua bảng trên ta thấy, bình quân một trang trại bỏ ra một đồng vốn đầu tư thu được bình quân 1,69 đồng giá trị sản xuất và 0,21 đồng giá trị gia tăng. Trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá là 1,67 đồng giá trị sản xuất và 0,22 đồng giá trị gia tăng, đối với trang trại chăn nuôi tổng hợp là 1,71 đồng giá trị sản xuất và 0,2 đồng giá trị gia tăng. Trang trại chăn nuôi tổng hợp tạo ra được giá trị sản xuất trên một đồng vốn (1,71) cao hơn trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá (1,67) là do chủ trang trại chăn nuôi tổng hợp đầu tư vốn nhiều hơn, khai thác nguồn vốn một cách triệt để tránh lãng phí. So với các mô hình sản xuất kinh tế khác ta thấy việc sử dụng vốn của hai loại hình trang trại chăn nuôi này có hiệu quả. Nếu so sánh với các nghành như công nghiệp, dịch vụ.. thì hiệu quả sử dụng đồng vốn của các trang trại đang còn thấp trong khi đó ngành công nghiệp, dịch vụ bỏ ra một đồng vốn đầu tư nhưng thu về gấp đôi hoặc nhiều gấp mấy lần. Vì trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chu kỳ sản xuất dài, phụ thuộc vào quy luật sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng.

Giá trị sản xuất thu được trên một lao động tham gia ở trang trại bình quân là 116,5 triệu đồng/trang trại, điều này có ý nghĩa là giá trị sản lượng sản xuất tính trên một lao động là rất cao. Giá trị tăng thêm bình quân là 14,27 triệu đồng/trang trại đồng nghĩa với giá trị tăng thêm một lao động trên một tháng là 1.189.166 đồng. Trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá giá trị sản xuất được tạo ra từ lao động bình quân là 97,48 triệu đồng và 12,85 giá trị tăng thêm; trang trại chăn nuôi tổng hợp giá trị sản xuất được tạo ra bình quân là 135,52 triệu đồng và giá trị tăng thêm là 15,69 triệu đồng. Qua đây ta thấy việc sử dụng lao động ở trang trại chăn nuôi tổng hợp có hiệu quả hơn trang trại chăn nuôi lợn thịt+ cá là do chủ trang trại đã biết phân công lao động một cách hợp lý, lựa chọn lao động phù hợp với mục đích sản xuất của trang trại và mời họ dùng bữa cơm trưa cùng gia đình tại trang trại tạo được tình cảm giữa hai bên nó góp phần làm tăng năng suất lao động.

Tóm lại, trang trại chăn nuôi tổng hợp có hiệu quả sử dụng lao động cao hơn trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá nhưng hiệu quả sử dụng đất đai, chi phí trung gian, thì trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá cao hơn. Trong điều kiện đất đai ngày càng khan hiếm thì hiệu quả trên một diện tích đất là rất quan trọng nó phản ánh trình độ thâm canh, cơ giới hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, khai thác hiệu quả các nguồn lực, tránh lãng phí để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, việc chọn lựa chỉ tiêu nào hay phối hợp các chỉ tiêu để đánh giá điều đó phụ thuộc vào điều kiện các nguồn lực của từng trang trại.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 55 - 58)