Tình hình vốn và sử dụng vốn của các trang trại chăn nuô

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 42 - 45)

Để khai thác hợp lí tiềm năng đất đai và lao động, các chủ trang trại cần có vốn. Vốn là yếu tố quan trọng nhưng lại hạn chế đối với hộ nông dân và các chủ trang trại. Để phát triển trang trại đòi hỏi phải có vốn và điều đầu tiên là các chủ trang trại cần phải tích tụ một lượng vốn tự có nhất định. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển trang trại, là nhân tố tích cực để trang trại đi vào sản xuất, thâm canh, đầu tư cải tiến kỹ thuật, mở rộng quy mô… đây cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của trang trại. Vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định đến thành công hay thất bại của các mô hình kinh tế trang trại. Hiện nay các tổ chức tín dụng khá phổ biến, tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn với số lượng lớn, với thời gian lâu dài. Tuy nhiên, trong khi tạo vốn kinh doanh theo ý kiến của từng chủ trang trại cho thấy tuỳ vào hoàn cảnh và mức vốn mà các chủ trang trại có những phương án và cách làm khác nhau. Thật vậy, qua bảng 3.3 ta thấy mức đầu tư của từng loại hình là khác nhau.

(Tính bình quân cho mỗi trang trại điều tra năm 2008)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Chăn nuôi lợn thịt

+cá Chăn nuôi TH BQ SL CC(%) SL CC (%) Tổng nguồn vốn 277,88 100 363,69 100 320,78 1. Vốn tự có 108,97 39,21 173,62 47,74 141,29 2.Vốn vay 168,91 60,79 190,07 52,26 179,49 - Vay ngân hàng 33,24 19,68 30,17 15,87 31,705 - Vay dự án 42 19,68 51,62 27,16 46,81 - Vay khác 93,68 55,46 108,28 56,97 100,98

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Chăn nuôi lợn thịt+ cá: Tổng nguồn vốn được tính bình quân là 277,88 triệu đồng/trang trại. Trong đó vốn của chủ trang trại là 108,97 triệu đồng chiếm 39,21% trong tổng nguồn vốn. Vốn vay bình quân là 168,91 triệu đồng/trang trại chiếm 60,79% trong tổng nguồn vốn. Qua điều tra các chủ trang trại cho biết số lượng Cá giống được thả bình quân từ 7,42 tạ/trang trại, số lợn thịt bình quân 240 con/trang trại, cộng với số vốn đầu tư cho trồng trọt. Với mức đầu tư trước mắt như vậy thì với số lượng vốn đó còn chưa đủ để phát triển mở rộng quy mô sản xuất.

Vốn vay của các chủ trang trại được tạo dựng từ nhiều nguồn khác nhau và thường gặp khó khăn. Qua phỏng vấn tôi được biết các chủ trang trại ở loại hình này vay của ngân hàng được tính bình quân là 33,24 triệu đồng/trang trại chiếm 19,68%, vay theo dự án mức bình quân là 42 triệu đồng/trang trại chiếm 24,86%. Vốn chủ yếu vẫn là vay ngoài từ bạn bè, hàng xóm, anh em, hụi họ…tính bình quân là 93,68 triệu đồng/trang trại chiếm 55,46%. Qua đây cho thấy sự phát triển kinh tế trang trại được sự ủng hộ nhiệt tình không chỉ từ gia đình mà còn cả bạn bè, hàng xóm… đó là nguồn động viên tinh thần cho chủ trang trại, giúp nhau cùng phát triển kinh tế đây là một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị

trường hiện nay. Giúp họ đứng vững được trước những rủi ro gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế. Đồng thời cho thấy sự phát triển các tổ chức như hụi họ, phường… diễn ra nhiều và phổ biến ở các địa phương với mục đích là giúp nhau phát triển kinh tế.

Chăn nuôi tổng hợp: Tổng nguồn vốn được tính bình quân là 363,69 triệu đồng/trang trại. Trong đó vốn của chủ trang trại là 173,62 triệu đồng/trang trại chiếm 47,74% trong tổng nguồn vốn. Vốn vay là 190,07 triệu đồng/trang trại, chiếm 52,26% trong tổng vốn. Trong đó vay ngân hàng bình quân là 30,17 triệu đồng/trang trại, chiếm 15,87% trong vốn vay và vay theo mức dự án bình quân là 51,62 triệu đồng/trang trại chiếm 27,16%; vốn chủ yếu vẫn là vốn vay ngoài tính bình quân là 108,28 triệu đồng, chiếm 56,97%. Ta thấy vốn vay chủ yếu là vay của người thân trong họ, bạn bè, hàng xóm…hình thức này vay rất thường xuyên ở các chủ trang trại. Chính vì thế mà có sự liên kết, cộng tác làm ăn giữa các chủ trang trại với các trung tâm sản xuất con giống, cây giống để có sự hỗ trợ về vốn khi có rủi ro.

Nhìn chung các trang trại trên địa bàn huyện Nam Đàn được các chủ trang trại đầu tư cho sản xuất khá cao và các trang trại có số lượng vốn khác nhau, tính bình quân chung là 320,78 triệu đồng/trang trại, vốn của chủ trang trại 141,29 triệu đồng/trang trại, vốn vay là 179,49 triệu đồng/trang trại. So sánh giữa hai loại trang trại ta thấy: trang trại chăn nuôi tổng hợp có mức vốn đầu tư cao hơn, trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá có mức vốn đầu tư thấp hơn. Điều này chứng tỏ tình hình trang bị và điều kiện để mua sắm máy móc, cơ sở vật chất, thiết bị… để đầu tư theo hướng thâm canh còn nhiều hạn chế do đồng vốn eo hẹp. Một trong những lí do đơn giản nhất là điểm xuất phát thấp. Các trang trại chủ yếu đi lên từ kinh tế hộ nên nguồn lực tự có còn hạn chế, mặt khác chưa được thừa nhận về mặt pháp lý, diện tích đất chưa được cấp sổ đỏ nên các chủ trang trại gặp nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại rất lớn. Do quy mô diện tích và mức đầu tư ở trang trại chăn nuôi tổng hợp đòi hỏi cao hơn nên số vốn đầu tư cao hơn trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá.

Vốn vay theo dự án thì trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá bình quân là 42 triệu đồng/trang trại và trang trại tổng hợp bình quân là 51,62 triệu đồng/trang trại. Qua đây cho thấy huyện và tỉnh đã có những chính sách quan tâm hỗ trợ về nguồn vốn cho các chủ trang trại phát triển. Tuy vốn vay của dự án không nhiều (46,81 triệu đồng/trang trại) so với đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi cần vốn là rất lớn nhưng đối với người nông dân thì đó cũng là một con số không nhỏ. Để phát triển trang trại bên cạnh những lợi thế về đất đai, mặt nước, lao động… các chủ trang trại cần phải có một lượng vốn nhất định. Qua thực tế khảo sát trên địa bàn huyện đa số bộ phận trang trại còn thực hiện sản xuất theo phương thức quảng canh nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Đây là thách thức cho những trang trại khi mà trong tương lai không xa sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có sự đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các trang trại có mức đầu tư và chi phí khác nhau là do mục đích kinh doanh của từng trang trại đồng thời cũng do khả năng về vốn của chủ trang trại quyết định. Tuy với mức vốn như thế nhưng qua điều tra được các chủ trang trại cho biết vấn đề khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn và nếu được vay vốn thêm, đầu tư đúng mức thì sản phẩm tạo ra còn cao hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 42 - 45)