Một số khó khăn và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 58 - 64)

trại chăn nuôi của huyện Nam Đàn

3.4.1. Khó khăn

Từ kết quả phỏng vấn 63 trang trại tôi rút ra được một số khó khăn chính trong đang tồn tại trong việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Nam Đàn như sau:

- Về đất đai:

Diện tích đất dành cho trang trại còn hạn chế, quy mô còn nhỏ, đất chủ yếu xa và xấu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của trang trại. Các chủ trang trại

khi được hỏi đều có nhu cầu đấu thầu đất của xã nhưng không được đáp ứng mà nếu có thì đó là những vùng đất xấu, xa nên nhiều nông dân ngại đầu tư.

- Về lao động:

Trình độ lao động còn thấp, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật chăn nuôi nên gặp nhiều khó khăn khi vật nuôi bị bệnh. Trình độ học vấn, năng lực quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của chủ trang trại chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

- Về vốn:

Nhu cầu vay vốn của chủ trang trại để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật là rất lớn. Nhưng cơ chế chính sách vốn vay trên địa bàn vẫn chưa phù hợp với loại hình kinh tế này. Là do các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khó vay vốn để hoạt động sản xuất. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, nên hiệu quả kinh tế đem lại ở hai loại hình trang trại này chưa cao.

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các trang trại còn gặp khó khăn, giá cả không ổn định, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại. Hầu hết các trang trại đều tiêu thụ sản phẩm thô không qua chế biến trước khi tiêu thụ. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển bền vững, các trang trại chủ yếu tiêu thụ thông qua thương lái nên có lúc, có nơi còn bị ép giá gây thua thiệt cho người sản xuất. Giá vật nuôi, giá thức ăn còn bếp bênh nên gây cản trở cho quá trình sản xuất.

- Công tác giống:

Công tác thụ tinh nhân tạo kết quả không cao do thiếu nguồn tinh có chất lượng, cán bộ dẫn tinh không đủ, trình độ tay nghề còn non kém. Chất lượng giống lợn nái còn thấp đẻ ít con, con không nuôi được…Từ những khó khăn này cần có các biện pháp thích hợp để thực hiện tốt công tác giống nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho trang trại.

Bệnh dịch luôn là các mối đe dọa thường xuyên đối với các trang trại chăn nuôi nhất là các bệnh nguy hiểm thường gặp như: “lở mồm long móng”, dịch “tai xanh”…Thế nhưng, hầu hết các chủ trang trại chưa có chuyên môn về phòng trừ các loại bệnh trên. Mặt khác cán bộ thú y trình độ tay nghề còn thấp, vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu về thú y khi người dân cần.

3.4.2. Giải pháp

3.4.2.1. Giải pháp về vốn

Qua điều tra ta thấy thiếu vốn là khó khăn nhất và là nguyên nhân cơ bản cản trở quá trình hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện. Bởi vì vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong sản xuất. Để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng cần có các giải pháp để cho các hộ nông dân vay vốn để tiến hành sản xuất. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có nhiều vốn hơn so với phát triển kinh tế nông hộ vì quy mô sản xuất lớn hơn, các chủ trang trại phải mua máy móc, công cụ sản xuất… với số lượng vốn ít các trang trại thường gặp khó khăn trong kinh doanh, sản xuất chậm, hiệu quả vẫn chưa cao.

Để giải quyết vấn đề vốn vay cần phải:

- Các trang trại cần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn vốn có của mình bằng biện pháp như “Thực hành tiết kiệm’’ để đầu tư vốn cho sản xuất, kết hợp sản xuất kinh doanh theo phương thức “Lấy ngắn nuôi dài’’, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích, tránh sử dụng lãng phí vốn…Thông qua đó trang trại đầu tư từng bước tập trung mở rộng quy mô vốn để phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Các chủ trang trại nên kêu gọi góp vốn, liên doanh, liên kết để trang trại phát triển toàn diện hơn nữa.

- Tăng quỹ cho vay của ngân hàng để kinh tế trang trại vay vốn từ các tổ chức chính thức, về chính sách tín dụng ưu đãi đối với kinh tế trang trại, nên tăng vốn cho vay cao hơn, đơn giản hóa thủ tục và áp dụng lãi suất hợp lý.

- Huyện phải tạo ra sự gắn kết trong mối quan hệ tay ba giữa ngân hàng, trang trại và các công ty chế biến nông lâm thuỷ sản. Đây là hình thức đầu tư cung

cấp giống, phân bón phục vụ sản xuất của trang trại gắn với vốn cho vay vốn sản xuất của ngân hàng và tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các công ty chế biến.

3.4.2.2. Giải pháp về đất đai

- Cần hoàn chỉnh quy hoạch đất đai theo từng vùng của toàn huyện, theo địa phương từng xã để làm cơ sở cho chính quyền các cấp giao đất cho các tổ chức, các đơn vị kinh tế trong đó có trang trại.

- Tiếp tục khai hoang các diện tích đất hoang hóa chưa được khai thác hết. - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các trang trại. Việc hợp pháp hóa quyền sử dụng đất đai của trang trại là vấn đề bức xúc để các trang trại yên tâm kinh doanh lâu dài.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân chuyển nhượng đất đai. Cho phép những hộ lao động (hoặc lao động) đã có nghề phi nông nghiệp tương đối ổn định, chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

- Trên cơ sở dồn ô, đổi thửa, tập trung đất và sử dụng hình thức thuê, đấu thầu đất dài hạn ưu tiên các hộ gia đình làm ăn giỏi, có khả năng phát triển trang trại.

3.4.2.3. Giải pháp về thị trường

Đây là một giải pháp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trang trại trong huyện.Thực tiễn đã chứng minh thị trường và sự biến động thị trường có tính chất quyết định đối với sự thay đổi có tính chất chiến lược về sản phẩm, kết quả cho thấy mức độ tham gia của thị trường càng lớn thì thu nhập càng cao, tỷ suất hàng hóa là yếu tố tác động mạnh nhất đến thu nhập của trang trại. Các chủ trang trại phải tìm hiểu để có giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nắm bắt được các thông tin thị trường, thị hiếu, giá cả hàng hóa, đối thủ cạnh tranh và các kênh tiêu thụ trong tương lai, tiếp thu các tiến bộ khoa học vào sản xuất.

- Khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp ở các thị trấn, nhất là các địa bàn tập trung phát triển kinh tế trang trại.

- Các chủ trang trại phải tích cực chủ động tìm kiếm thị trường trong nước, thị trường khu vực, thị trường tại địa phương để chủ động tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm như: bán buôn, bán lẻ, đại lý,...

- Nâng cao năng suất phải chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá bằng việc bố trí sản xuất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp của vùng và phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, sử dụng giống tốt, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất sản phẩm sạch với chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ.

- Chăn nuôi trang trại, sản xuất khối lượng hàng hóa lớn cần có thị trường ổn định, bền vững. Vì vậy, cần có chính sách ưu tiên về đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, giết mổ và tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng thức ăn chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tăng cường cung cấp thị trường cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

3.4.2.4. Giải pháp về giống

Khâu chọn giống là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Do vậy, huyện, tỉnh cần có chính sách để giúp các chủ trang trại thuận lợi hơn trong việc lựa chọn giống vật nuôi như: khuyến khích xây dựng trang trại giống cấp Nhà nước trên địa bàn huyện để cung cấp giống cho các trang trại ở địa phương, chủ trang trại được quyền lựa chọn giống vật nuôi thì mới đảm bảo được tỷ lệ giống cao hơn.

3.4.2.5. Giải pháp thú y

- Hướng dẫn các chủ trang trại cách phòng trừ dịch bệnh, thực hiện tốt quy trình vệ sinh phòng bệnh, khử chuồng trại theo đúng định kỳ, khuyến khích các chủ trang trại xây dựng hầm biogas…

thời và điều trị các bệnh thông thường cho vật nuôi.

- Thường xuyên kiểm tra, phòng bệnh cho đàn gia súc vào mùa đông. - Khi trang trại xuất hiện dịch bệnh phải báo cho cơ sở thú y gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời tránh lây lan ra các khu vực xung quanh.

- Hoàn thiện và tăng cường hơn hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến ngư đặc biệt là những nơi có nhiều trang trại sản xuất hàng hóa tập trung.

3.4.2.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất là: nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại. Đây là giải pháp rất quan trọng cho phát triển kinh tế trang trại nói chung, cần thực hiện việc đào tạo, nâng cao năng lực cho chủ trang trại với nội dung, hình thức phù hợp. Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có một kế hoạch và chương trình, nội dung đào tạo cho các chủ trang trại trong khi đó số lượng trang trại ngày càng nhiều và trong nền kinh kế thị trường thì đòi hỏi các chủ trang trại phải có trình độ nhất định để phát triển bền vững và ổn định.

Thứ hai là: phát triển nguồn nhân lực lao động làm thuê trong các trang trại trên cơ sở xây dựng và thực hiện tốt các chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Đồng thời có những chương trình và tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động làm thuê, nhất là bộ phận lao động kỹ thuật.

3.4.2.7. Giải pháp về tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng

Hiện nay, vấn đề giao thông cho một số trang trại trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, các trang trại ở cách xa trung tâm nên đường cho xe ô tô đi vào còn rất khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa. Vì vậy, UBND huyện và cần phải nâng cấp các hệ thống giao thông, thuỷ lợi để thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn.

Đặc biệt, xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm của chủ trang trại, phục vụ cho các nông dân trên địa bàn huyện chưa nhiều, chưa đảm bảo chất lượng. Vậy các chủ trang trại nên cùng góp vốn xây dựng cơ sở chế biến như các lò ấp trứng…

Theo định kỳ hay hàng năm các phòng nông nghiệp huyện họp các chủ trang trại để giới thiệu cho họ biết hiện nay trên thị trường có gì mới, sản phẩm nào tiêu thụ thuận lợi và những khó khăn đang gặp phải. Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm thúc đấy phát triển sản xuất trang trại. Đồng thời qua đó cũng là dịp để các chủ trang trại gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau và có thể liên kết nhau trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hình thành các hội trang trại giúp nhau trong phát triển kinh tế trang trại. Tổ chức tham quan các trang trại điển hình trong và ngoài huyện, tổ chức hội thảo trao đổi sản xuất để rút ra kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w