KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 64 - 65)

1. Kết luận

Qua đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện tôi đưa ra một số kết luận như sau:

+ Về thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi của huyện: - Quy mô và tình hình sử dụng các nguồn lực còn hạn chế:

* Về đất đai: thì diện tích của các trang trại còn nhỏ, trung bình mỗi trang trại là 1,925ha chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của trang trại. Nhiều trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nên tạo tâm lý không yên tâm sản xuất, không dám đầu tư của các chủ trang trại.

* Về vốn: Nguồn vốn đầu tư vào trang trại ban đầu khá lớn, trung bình là 320,78 triệu đồng/trang trại. Trong đó chủ yếu là vốn vay. Đối với người dân thì với một khoản vốn vay lớn thì đó là một điều khó khăn cho họ.

* Về lao động: Hầu hết lao động chưa có kiến thức về chăn nuôi và quản lý, năng lực quản lý và trình độ của chủ trang trại còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.

- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

* Các trang trại trên địa bàn huyện chủ yếu sản xuất kinh doanh các loại vật nuôi phổ biến là lợn, gà, vịt, ngan.. Tỷ suất hàng hoá cao bình quân 97,18%.

* Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở trong tỉnh chiếm 76,47%, các chủ trang trại chưa chủ động tìm kiếm thị trường nên chủ yếu tiêu thụ gián tiếp chiếm 88,69% qua các thương lái, nhà buôn..nên nhiều lúc còn bị ép giá làm giảm hiệu quả kinh tế cho chủ trang trại.

+ Hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi

- Tính cho 1 năm (năm 2008) thì kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện là khá tốt. Thu nhập bình quân một trang traị là 66,6 triệu đồng/trang trại trong đó chưa trừ khấu hao tài sản cố định. Thu nhập bình quân của trang trại chăn nuôi lợn thịt+ cá là 61,15 triệu đồng/trang trại thấp hơn trang trại chăn nuôi tổng hợp bình quân là 72,05 triệu đồng/trang trại

- Hiệu quả sử dụng các nguồn lực: qua việc phân tích các nguồn lực ở trên cho thấy việc sử dụng các nguồn lực của hai trang trại đều có hiệu quả đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ phát triển trang trại và cao hơn so với kinh tế nông hộ. Tuy nhiên, ở trang trại chăn nuôi lợn thịt + cá nguồn đất chưa tận dụng được hết còn để trống.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số trang trại chăn nuôi ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w