Sự tiếp nhận của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 71 - 74)

- Hộ tự bỏ vốn

4.7.3. Sự tiếp nhận của người dân

Nếu lấy quy trình kỹ thuật mà trạm khuyến nông và dự án CBAET khuyến cáo và tiến hành thí điểm trên địa bàn để đánh giá tình hình thực hiện, tiếp nhận mô hình của các hộ gia đình. Kết quả phỏng vấn 50 hộ điều tra thu được kết quả sau:

Bảng 4.15. Mức độ áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của mô hình

Nhóm hộ Hộ ADHT Hộ ADMP Hộ KAD

Số hộ 13 29 8

Năng suất

(tạ/sào) 4.2 3.7 3.3

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Biểu đồ 4.8. Mức độ áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của mô hình

Qua bảng 4.15 và biểu đồ 4.8 ta thấy, số hộ áp dụng hoàn toàn kỹ thuật là 13 hộ chiếm 26% tổng số hộ điều tra, nhóm hộ này cũng thu được năng suất cao nhất, trung bình 4,2 tạ/sào. Lí do những hộ này đưa ra là do được đi tập huấn và được khuyến cáo của cán bộ khuyến nông nên áp dụng cho hộ của mình và năng suất thu được rất tốt. Còn số hộ áp dụng một phần kỹ thuật của mô hình là 29 hộ chiếm 58% số hộ điều tra, năng suất thu được trung bình 3,7 tạ/sào; giảm so với nhóm hộ ADHT là 0,5 tạ/sào. Lí do các hộ này đưa ra, để phù hợp với khả năng tài chính còn hạn chế của mình thì mỗi hộ đã có sự điều chỉnh về chi phí sản xuất theo hướng giảm so với yêu cầu của cán bộ khuyến nông đã khuyến cáo. Các khoản thường bị người dân bỏ qua là vôi, một phần lượng phân vô cơ và phân hữu cơ... Ngoài ra, một số hộ còn cho biết do diện tích đất ruộng ít mà theo đúng kỹ thuật thì cấy quá thưa, thấy tiếc đất nên

họ chủ động cấy dày hơn, kết quả là cây lúa sinh trưởng kém hơn.Vì vậy mà kết quả thu được của nhóm hộ này giảm so với nhóm hộ ADHH quy trình kỹ thuật của mô hình. Còn nhóm hộ không áp dụng kỹ thuật của mô hình có 8 hộ chiếm 16% tổng số hộ điều tra, năng suất bình quân 3,3 tạ/sào. Lí do những hộ này đưa ra là do thấy những hộ bên cạnh làm nên cũng mua phân về làm theo còn không được tập huấn kỹ thuật, chính vì vậy mà nhóm hộ này năng suất đạt được cũng thấp nhất.

Như vậy, hệ quả việc giảm chi phí đầu tư trong khi trình độ sản xuất và khả năng kiểm soát các yếu tố tác động tới đối tượng nuôi trồng còn hạn chế là việc giảm năng suất so với năng suất thực thu khi cán bộ khuyến nông thực hiện thí điểm. Bởi vậy, cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và nâng cao nhận thức cho người dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, tăng hiệu quả đầu tư nhằm đạt năng suất, và hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w