Kết quả sản xuất của các hộ thực hiện mô hình bón PVNDS cho lúa nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 42 - 46)

* Giá trị sản xuất (GO)

Bình quân 1 ha lúa áp dụng kỹ thuật bón PVN dúi sâu có tổng GO vào vụ Đông Xuân 2009 là 31,82 triệu đồng; vụ Hè Thu 2008 là 25,35 triệu đồng; vụ Hè Thu 2009 là 26,456 triệu đồng. Như vậy GO qua các vụ đều tăng, đặc biệt tăng mạnh ở vụ ĐX. Nguyên nhân do năng suất và giá bán thóc tăng lên theo từng vụ. Sở dĩ GO của vụ ĐX 2009 tăng mạnh hơn là do giá bán thóc và năng suất của vụ này tăng cao hơn so với vụ Hè Thu. Còn GO của các vụ Hè Thu tăng chậm do giá bán thóc tăng chậm từ 3.900đ vụ HT 2008 lên 3.950đ vụ HT 2009 đồng thời năng suất lúa cũng dần ổn định. Trong khi đó bình quân 1ha lúa theo cách bón phân vãi thì tổng GO vào vụ Đông Xuân là 22,36 triệu đồng; vụ Hè Thu là 18,72 triệu đồng.

Bảng 4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ thực hiện mô hình bón PVN dúi sâu cho lúa nước ( Tính trên 1 ha)

TT Chỉ tiêu ĐVT Bón phân viên dúi sâu Bón vãi So sánh (%) HT 2008 HT 2009 (a) ĐX 2009 (b) ĐX 2009 (c) HT 2009 (d) a/d b/c 1 Năng suất Tấn 6.5 6.7 7.4 5.2 4.8 139.6 142.3 2 Đơn giá 1.000đ 3.9 3.95 4.3 4.3 3.9 - -

3 Giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 25.35 26.465 31.82 22.36 18.72 141.4 142.3

4 Tổng chi phí (TC) 1.000đ 11.602 11.69 13.33 15.53 14.162 82.5 85.8

5 Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 6.102 6.315 7.576 9.28 8.662 72.9 81.6 6 Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 19.248 20.15 24.24 13.08 10.058 200.3 185.3 7 Giá trị hỗn hợp (MI) 1.000đ 18.498 19.4 23.91 12.33 9.308 208.4 193.9

8 Lợi nhuận (Pr) 1.000đ 13.748 14.775 18.49 6.83 4.558 324.2 270.7

9 GO/IC Lần 4.154 4.19 4.2 2.409 2.161 193.9 174.3

10 MI/IC Lần 3.031 3.072 3.157 1.329 1.075 285.8 226.8

11 Pr/TC Lần 1.185 1.263 1.388 0.439 0.322 392.2 316.2

Biểu đồ4.2.Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ thực hiện mô hình bón PVN dúi sâu cho lúa nước (Tính trên 1 ha)

Như vậy so với cách bón phân vãi lâu nay thì áp dụng kỹ thuật bón PVN dúi sâu đã làm cho GO tăng một cách đáng kể ở cả vụ Đông Xuân và Hè Thu, tương ứng vụ Đông Xuân tăng 8,92 triệu đồng (42,3%), vụ Hè Thu tăng 7,745 triệu đồng (41,4%). Đây là một kết quả tốt thể hiện sự ổn định của mô hình bón phân viên nén dúi sâu đang ngày càng chứng tỏ được hiệu quả kinh tế và xã hội mà nó mang lại cho người trồng lúa.

* Chi phí trung gian (IC)

Đây là chi phí trực tiếp mà các hộ bỏ ra để mua vật tư phân bón, giống, thuốc BVTV... Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, IC của các hộ khi áp dụng kỹ thuật bón PVN dúi sâu sử dụng một cách tiết kiệm hơn khi bón phân vãi. Khi áp dụng phương pháp bón phân viên thì IC cho vụ Đông Xuân là 7,576 triệu đồng/ha, còn khi bón phân vãi thì IC tăng lên đến 9,28 triệu đồng/ha, so với bón vãi thì bón dúi phân viên cho lúa giảm được 1,704 triệu đồng/ha (18,4%); vụ Hè Thu giảm được 2,472 triệu đồng/ha (27,1%).

Như vậy, qua chỉ tiêu chi phí muốn khẳng định việc áp dụng kỹ thuật bón PVN dúi sâu sẽ hạn chế chi phí mà các hộ phải bỏ để mua vật tư và việc sử dụng các khoản chi phí một cách tiết kiệm là hết sức cần thiết cho mọi quá trình sản xuất nông

nghiệp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với bà con dân tộc tại địa phương khi mà họ còn quá khó khăn, thiếu thốn về điều kiện kinh tế, kỹ thuật sản xuất.

Hộp 4.1. Sử dụng PVN dúi sâu tiết kiệm được chi phí

Lão nông Lữ Văn Nguyễn (xóm Tổng Hốc, xã Châu Đình) cho biết: “Hồi chưa có loại phân dúi này, mỗi lần vãi phân urê và kali dạng hạt nhỏ xuống ruộng là phải chịu hao hụt nhiều lắm. Bởi nó không chỉ bị cuốn trôi do trổ nước từ đám lúa này sang ruộng lúa khác mà còn bốc hơi rất mạnh vì nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ tăng cao. Từ khi dùng phân dúi NK, tình trạng trên không còn xảy ra nữa, nhờ viên phân nằm sâu dưới đất nên không bị rửa trôi và bốc hơi. Vì vậy, trong 1 vụ lúa mỗi sào nông dân tiết kiệm được khoảng 100 nghìn đồng”.

(Nguồn: Điều tra thực địa)

* Thu nhập hỗn hợp (MI)

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 ta thấy, thu nhập hỗn hợp bình quân 1 ha của các hộ điều tra: vụ Hè Thu 2008 là 18,498 triệu đồng; vụ Hè Thu 2009 là 19,4 triệu đồng; vụ Đông Xuân 2009 là 23,91 triệu đồng. Như vậy, MI bình quân 1 ha tăng lên qua các vụ tương ứng vụ Hè Thu 2009 so với vụ Hè Thu 2008 tăng 0,902 triệu đồng (4,88%); vụ Đông Xuân 2009 so với vụ Hè Thu 2008 tăng 5,412 triệu đồng (29,26%), so với vụ Hè Thu 2009 tăng 4,51 triệu đồng (23,25%). Sở dĩ MI của vụ Đông Xuân 2009 tăng cao là do tốc độ GO tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ gia tăng IC. Ngược lại MI của vụ Hè Thu 2008, Hè Thu 2009 tăng chậm hơn. Điều này cũng dễ hiểu bởi năng suất và giá bán của 2 vụ này tăng chậm hơn, trong khi đó chi phí lại tăng nhanh hơn đây là do yếu tố khách quan mang lại song so với công thức bón vãi thì MI của vụ Hè thu 2008, vụ Hè Thu 2009 tăng gấp gần 2 lần.

Thu nhập hỗn hợp bình quân 1 ha ở công thức bón phân vãi là: Vụ Đông Xuân là 12,33 triệu đồng; vụ Hè Thu là 9,308 triệu đồng. Như vậy so với công thức bón vãi này thì công thức bón phân viên nén dúi sâu thì thu nhập hỗn hợp tăng lên đáng kể ở cả hai vụ, Đông Xuân tăng 11,58 triệu đồng/ha và Hè Thu tăng 10,092 triệu đồng/ha.

Đây là kết quả tốt, có thể thấy đây là giải pháp giúp người trồng lúa tăng năng suất, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho hộ gia đình. Như vậy đây là mô hình có ý nghĩa quan trọng giúp các hộ nông dân nghèo cải thiện hiệu quả sản xuất lúa nước một cách bền vững.

* Lợi nhuận (Pr)

Trên thực tế, các hộ gia đình thường không hoạch toán công lao động gia đình và tổng chi phí của mình nên họ chỉ quan tâm đến mức thu nhập hỗn hợp mỗi vụ. Song để đánh giá chính xác hơn chúng tôi sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận kinh tế để phản ánh kết quả sản xuất khi áp dụng phương pháp bón phân này của các hộ gia đình.

Tuy mức thu nhập hỗn hợp qua các vụ khá cao nhưng sau khi trừ đi phần chi phí lao động gia đình, nhìn chung lợi nhuận kinh tế của 1 ha lúa tương đối thấp. Tuy nhiên qua bảng 4.4 ta thấy, lợi nhuận kinh tế tăng dần qua các vụ, đặc biệt vụ Đông Xuân 2009 đạt 4,2 triệu đồng, do GO của vụ này tăng cao hơn so với các vụ khác.

Trong khi đó, ở công thức bón vãi lợi nhuận bình quân thu được trên 1 ha lúa vụ Đông Xuân chỉ đạt 6,83 triệu đồng; vụ Hè Thu là 4,558 triệu đồng. Như vậy so với công thức bón vãi thì ở công thức bón PVN dúi sâu cứ bình quân 1 ha lúa tăng 11,66 triệu đồng ở vụ Đông Xuân; 10,217 triệu đồng vụ Hè thu. Nguyên nhân do ở công thức bón PVN dúi sâu năng suất thu được cao hơn nhiều và chi phí bỏ ra cũng tiết kiệm hơn so với ở công thức bón vãi. Chính kết quả bước đầu này đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, nâng cao mức sống cho họ đồng thời củng cố lòng tin về mô hình áp dụng kỹ thuật bón phân mới này và chính Pr tăng qua các vụ, đồng thời tăng cao hơn so với ở cách bón phân vãi lâu nay sẽ là động lực quan trọng đảm bảo cho việc phát triển bền vững mô hình.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w