Tình hình phát triển nhân rộng mô hình bón PVNDS cho lúa tại huyện Quỳ Hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 62 - 67)

- Sự quan tâm của cán bộ trạm khuyến nông huyện, sự chỉ đạo của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Ban dự án tỉnh.

4.6.1. Tình hình phát triển nhân rộng mô hình bón PVNDS cho lúa tại huyện Quỳ Hợp

Hợp

Thực tế, việc tổ chức, nhân rộng mô hình, áp dụng vào thực tế ngày càng hiệu quả nên được các địa phương đánh giá rất cao. Kết quả thu được từ mô hình trình diễn, là cơ sở để sản xuất nông nghiệp thay đổi bộ mặt, chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để khuyến khích xây dựng được mô hình để rút ra được bài học kinh nghiệm nhằm nhân rộng các mô hình, duy trì trong các năm tiếp theo, phát huy những kết quả đã đạt được, cần có có sự quyết tâm, giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành và sự đồng thuận từ phía người dân.

Điều quan trọng khi xây dựng một mô hình có tính bền vững thì phải có sự tham gia của người dân: (i) kỹ thuật cần ít vốn và nông dân nghèo có thể đáp ứng khi

không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, (ii) phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, (iii) mức độ rủi ro thấp, (iv) tận dụng được các điều kiện sẵn có của địa phương như đất đai, nguồn nước, lao động,...

Vấn đề đang được sự quan tâm của Trạm khuyến nông và Dự án CBAET là làm sao nhân rộng được mô hình, làm sao cho mô hình mang tính bền vững.

Qua 3 năm thực hiện mô hình bón phân viên trên địa bàn huyện diện tích lúa áp dụng phân viên tăng từ 3,5 ha (vụ Hè Thu 2008) đến 187,5 ha (vụ Đông Xuân 2010), trong đó số hộ nghèo tăng từ 9 hộ, với diện tích 1,58 ha (vụ Hè Thu 2008) lên 435 hộ với diện tích ha 59,81 ha (vụ Đông Xuân 2010). Như vậy, với việc giảm chi phí và tăng hiệu quả đầu tư giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế, mô hình đã thể hiện được tính thực tiễn và khả thi cao.

Để thấy rõ hiệu quả mà mô hình mang lại cũng như quy mô và tốc độ mở rộng phát triển của nó qua điều tra phỏng vấn 50 hộ chúng tôi thu được những kết quả sau:

Bảng 4.12. Tốc độ và quy mô phát triển mô hình bón PVNDS cho lúa

Hộ Nghèo Hộ TB Hộ Khá Số hộ DT(ha) Số hộ DT (ha) Số hộ DT (ha) Vụ 1 2 0.1 4 0.3 5 0.45

Vụ 2 5 0.425 10 0.92 9 1.025

Vụ 3 17 1.45 24 2.275 9 1.25

Biểu đồ 4.7. Tốc độ phát triển của mô hình bón PVNDS (Vụ 3)

Qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.5 ta thấy, Vụ 1 tổng số hộ tham gia mô hình có 11 hộ (chiếm 22% số hộ điều tra) với tổng diện tích 0,85 ha, trong đó lần lượt: hộ nghèo có 2 hộ; hộ TB là 4 hộ; hộ khá có 5 hộ tương ứng với diện tích 0,1 ha; 0,3 ha; và 0.45 ha. Như vậy, hộ khá tham gia nhiều nhất so với 2 nhóm hộ còn lại, hộ nghèo là nhóm hộ tham gia với số lượng và diện tích ít nhất.

Qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.6 cho ta thấy, Vụ thứ 2 tổng số hộ tham gia mô hình là 24 hộ (tăng 13 hộ so với vụ thứ 1) với tổng diện tích 2,370 ha. Như vậy so với vụ 1 diện tích tăng 1,52 ha (tăng gấp 1,8 lần) trong đó hộ nghèo có 5 hộ (tăng thêm 3

Biểu đồ 4.5. Tốc độ phát triển của mô hình bón PVNDS (Vụ 1)

Biểu đồ 4.6.Tốc độ phát triển của mô hình bón PVNDS (Vụ 2)

hộ) với diện tích 0,425 ha; hộ TB có 10 hộ (tăng 6 hộ), diện tích 0,92 ha; hộ khá là 9 hộ (tăng 4 hộ) với diện tích 1,025 ha. Như vậy, có thể thấy ở vụ này các hộ đã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật PVNDS vào sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ, nhưng có thể thấy hộ khá và hộ trung bình có số hộ tăng lớn hơn hộ nghèo.

Qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.7 ta thấy, vụ thứ 3, hộ nghèo 17 hộ, hộ TB 24 hộ và hộ khá có 9 hộ. Với tổng diện tích 4,975 ha. Những hộ khá ở vụ trước vấn tiếp tục áp dụng kỹ thuật bón PVNDS trong sản xuất lúa ở vụ này nhưng họ đã mở rộng thêm diện tích cụ thể tăng thêm 0,225 ha ( tăng 22%), do họ thấy được khi áp dụng kỹ thuật này vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa tăng năng suất vì vậy họ đã mạnh dạn mở rộng hết diện tích đất ruộng của gia đình.

Tóm lại, qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.5; biểu đồ 4.6; biểu đồ 4.7 có thể thấy, số hộ tham gia mô hình bón PVNDS tăng qua từng vụ và diện tích ngày càng được mở rộng. Đây là kết quả đáng mừng thể hiện tính bền vững của mô hình, khả năng phát triển nhân rộng trong các vụ tiếp theo theo trên địa bàn.

Lí do, mà các hộ đưa ra khi tham gia làm mô hình cũng như tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất cho gia đình là: Họ thấy được những lợi ích mà mô hình đem lại so với cách bón vãi truyền thống, cụ thể:

Bảng 4.13. So sánh lợi ích của việc áp dụng bón phân viên và bón phân vãi truyền thống

Áp dụng KT bón PVNDS Bón phân vãi truyền thống

- Hạn chế việc phân bị rửa trôi, bay hơi. - Lượng phân thất thoát nhiều do mưa lũ. - Chỉ phải bón 1 lần cho cả vụ, nên ít

phụ thộc vào thời tiết.

- Phải bón 2 – 3 lần/vụ, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

- Cây lúa sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, đẻ nhánh nhiều (có bụi tới 20

nhánh), cứng cáp, giữ nguyên màu xanh cho đến lúc trổ bông.

.- Cây lúa sinh trưởng chậm, đẻ nhánh ít (nhiều nhất cũng chỉ có 10 nhánh/bụi).

- Tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng lại tăng năng suất, tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế cao.

- Chi phí cao hơn, năng suất thấp

- Làm cỏ, phun thuốc, kiểm tra sâu bệnh dễ do cấy thưa (cây cách cây 12cm, hàng cách hàng 12cm và 35cm), và đi trên đường công tác.

- Cỏ nhiều lại khó làm hơn, sâu bệnh nhiều khó phát hiện do mật đô cấy dày (ấy tự do).

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Như vậy, hiệu quả mô hình đã được khẳng định và qua thực tế chứng minh, được người dân và chính quyền địa phương thấy được tầm quan trọng của mô hình sản xuất này. Vì vậy trong thời gian tới các ban ngành cũng như trạm khuyến nông cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện để mô hình được nhân nhanh, nhân rộng thực sự là giải pháp tăng thu nhâp cho các hộ sản xuất lúa tại đại phương, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, XĐGN.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w