thường sử dụng lao động đổi công, cá biệt mới phải thuê lao động. Các hộ có diện tích ruộng ít thì hầu hết là sử dụng lao động gia đình. Còn những hộ có diện tích ruộng nhiều, lại ít lao động gia đình thì họ thường sử dụng lao động đổi công, chủ yếu đổi công những việc cần phải làm nhanh chóng như cấy, bón phân, làm cỏ, thu hoạch. Có 19 hộ sử dụng lao động đổi công (chiếm 38%) và 31 hộ không sử dụng lao động đổi công (chiếm 62%). Tuy nhiên, lao động ở đây chỉ sử dụng lao động đổi công vào những lúc thật cần thiết còn hầu hết là tận dụng lao động gia đình.
4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình bón PVN dúi sâu
4.2.1. Chi phí đầu tư khi áp dụng kỹ thuật bón PVN dúi sâu trong sản xuất lúa nước nước
Doanh thu, chi phí là được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình SXNN nói chung và quá trình sản xuất lúa nói riêng. Chi phí chủ yếu dành cho phân bón, giống, vật tư, lao động. Số liệu về tổng chi phí cho từng vụ và các khoản mục chi phí của mỗi vụ được thống kê tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Chi phí đầu tư cho 1 ha lúa ( ĐVT: 1000đ)
Các hạng mục ĐVT Thành tiền
Bón phân viên dúi Bón phân đơn vãi
HT 2008 HT 2009 ĐX 2009 HT 2009 ĐX 2009 1.CPVT 1.000đ 6.102 6.315 7.576 8.662 9.28 Giống (Nhị ưu 838) 1.000đ 952 980 896 1.68 1.96 Phân bón P.viên NK 1.000đ 2.6 2.6 3.51 5.496 6.6 P.Lân 1.000đ 1.05 1.2 1.5 Phân chuồng 1.000đ 960 990 1.05 Thuốc BVTV 1.000đ 200 155 200 300 300 Vôi 1.000đ 340 390 420 390 420 2. Chi LĐ 1.000đ 5.5 5.375 5.75 6.25 6.25 Tổng 1.000đ 11.602 11.69 13.326 14.162 15.53 Trung bình 1.000đ 12.206 14.846 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.3 ta thấy, tổng chi phí cho các vụ có sự chênh lệch nhau cụ thể: tổng chi phí cho vụ Hè Thu 2008 là 11,602 triệu đồng; vụ Hè Thu 2009 là 11,69 triệu đồng; vụ Đông Xuân 2009 là 13,326 triệu đồng. Nguyên nhân, do ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh nên cây lúa cần nhu cầu về dinh dưỡng nhiều hơn, vì vậy mà vụ Đông Xuân tổng chi phí nhiều hơn vụ Hè Thu. Còn vụ Hè Thu 2009 tổng chi phí tăng hơn vụ Hè Thu 2008 là 0,088 triệu đồng, lí do các hộ gia đình đã chú trọng hơn vào đầu tư nhằm tăng hiệu quả sản xuất lúa. Ở đây tổng chi phí bao gồm chi phí vật tư và chi phí lao động, ở vụ ĐX 2009, chi phí vật tư là 7,576 triệu đồng chiếm 56,85% tổng chi phí chủ yếu là về giống, phân bón. Chi phí lao động chiếm 43,15% tổng chi phí. Đối với các hộ ở đây chủ yếu tận dụng được lao động gia đình, hoặc sử dụng lao động đổi công nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, thuốc BVTV chiếm tỷ lệ ít, vụ ĐX 2009 là 1,5%; vụ HT 2009 là 1,33% trong tổng chi phí SX. Đây chính là ưu thế lớn của mô hình góp phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường sinh thái do dùng quá nhiều hoá chất như hiện nay đang diễn ra.
Qua bảng 4.3 cho ta thấy, so với bón vãi phân đơn thì bón PVNDS tiết kiệm được chi phí đầu tư cả về chi phí vật tư và chi phí lao động. Trung bình tổng chi phí đầu tư qua các vụ khi áp dụng kỹ thuật BPVNDS giảm 17,8% so với áp dụng bón truyền thống (bón vãi). Sở dĩ, ở công thức bón PVNDS tiết kiệm được chi phí giống, lượng phân bón... Như vậy, bón PVNDS tiết kiệm chi phí điều này có ý nghĩa quan trọng đối với bà con dân tộc miên núi khi điều kiện kinh tế còn khó khăn.