Chi phí trung gian (IC) là một phần trong tổng chi phí sản xuất nên các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt về một số chỉ tiêu như GO, VA, MI, Pr và một số chỉ tiêu khác.
Kết quả được trình bày ở bảng 4.11 và mối tương quan được thể hiện qua biểu đồ 4.4
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất mô hình
STT Chỉ tiêu ĐVT Phân loại
1 Nhóm hộ 1000đ <6.350 6.350 - 6.650 >6.650 (17 hộ) (19 hộ) (14 hộ) 2 Cơ cấu (%) % 34 38 28 3 GO 1000đ 25.74 29.6 33.6 4 TC 1000đ 11.504 11.932 12.36 5 IC 1000đ 6.129 6.557 6.985 6 VA 1000đ 19.611 23.04 26.615 7 MI 1000đ 18.861 22.29 25.865 8 Pr 1000đ 14.236 17.668 21.24 9 GO/IC Lần 4.19 4.51 4.81 10 MI/IC Lần 3.08 3.39 3.7 11 Pr/TC Lần 1.24 1.48 1.72
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất mô hình.
Qua điều tra thực tế, chúng tôi chia các hộ thành 3 nhóm có các mức đầu tư như sau:
Nhóm 2 có mức đầu tư từ 6,350 – 6,650 triệu đồng/ha gồm 19 hộ (chiếm 38%).
Nhóm 3 có mức đầu tư trên 6,650 triệu đồng/ha gồm 14 hộ (chiếm 28%).
Qua bảng 4.11 và biểu đồ 4.4 ta thấy kết quả sản xuất của mô hình tỷ lệ thuận với mức đầu tư. Nhóm 3 có mức đầu tư IC cao nhất ( BQ triệu/ha) là nhóm có các chỉ tiêu GO, VA, MI và Pr cao nhất. Ngược lại, nhóm 1 có mức đầu tư IC thấp nhất (BQ triệu/ha) cũng là nhóm có các chỉ tiêu hiệu quả thấp nhất. Như vậy với mức đầu tư thấp thì hiệu quả sản xuất cũng thấp và ngược lại. Điều này cho thấy các hộ có đầu tư IC cao đã đầu tư đúng mức, đúng kỹ thuật để thu được kết quả sản xuất ngày càng cao.
Thiếu vốn đầu tư, diện tích SX ít là một trong những nguyên nhân cản trở năng suất của cây lúa. Qua thực tế cho thấy các hộ có mức đầu tư thấp hơn là những hộ kinh tế gia đình còn khó khăn, diện tích ruộng lại ít. Do thu nhập từ sản xuất lúa chưa cao. Kết quả sản xuất tỷ lệ thuận với chi phí hợp lý mà các nông hộ bỏ ra.
Như vậy có thể thấy rằng, mỗi sự tăng lên của mức đầu tư IC thì tương ứng với tăng lên của kết quả sản xuất, tuy nhiên mức này không đều giữa các nhóm.
Xét sự biến động qua các nhóm ta thấy, mức biến động về IC ở nhóm 1 lên nhóm 2 tăng 6,9%; mức biến động từ nhóm 2 lên nhóm 3 mức đầu tư tăng 6,5%. Như vậy, qua kết quả thu được các hộ nên đầu tư IC như nhóm 3 vì ở nhóm này kết quả thu được của các hộ rất cao và hiệu quả sử dụng IC là cao nhất.
Mức đầu tư IC tăng đồng nghĩa với chỉ tiêu Pr/TC cũng tăng theo. Ta thấy các hộ thuộc nhóm 1 khi bỏ ra một đồng chi phí thu được 1,24 đồng lợi nhuận, trong khi đó các hộ thuộc nhóm 3 bỏ ra một đồng chi phí thu được 1,72 đồng lợi nhuận.
Như vậy các nông hộ thuộc nhóm 3 đã đầu tư hợp lý, đầy đủ và tuân thủ đúng kỹ thuật khuyến cáo của cán bộ khuyến nông và vì thế thu được lợi nhuận cao nhất so với 2 nhóm còn lại. Điều này cho thấy các hộ đã sử dụng có hiệu quả chi phí trung gian, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.
Ngoài các yếu tố đó có thể nhận thấy, kết quả và hiệu quả của mô hình phụ thuộc vào yếu tố đất đai, nguồn nước, cũng như phải đảm bảo đúng thời vụ gieo cấy và bản thân người dân tham gia có chí hướng vươn lên làm giàu, nhiệt tình, chịu khó hay không.