Đặc trưng chủ yếu của các hộ tham gia mô hình bón PVN dúi sâu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 35 - 37)

Hiệu quả của việc bón phân cân đối, đủ số lượng và đúng thời vụ thì nông dân đã biết, nhưng cái khó là địa hình miền núi, nhiều mưa lũ thất thường rửa trôi các chất màu của ruộng. Có lúc không thể bón phân đúng thời gian vì không thể làm chủ được dòng nước chảy tràn từ bờ cao xuống ruộng thấp. Vì vậy “Mô hình bón phân viên dúi sâu cho lúa nước” đã được Trạm Khuyến nông Quỳ Hợp và dự án CBAET áp dụng trên địa bàn nhằm giúp người dân nâng cao năng suất, thu nhập, giảm chi phí "đầu vào", đảm bảo an ninh lương thực đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Để đánh giá mức độ thực hiện mô hình khi áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất lúa và đánh giá mức đầu tư thâm canh chúng tôi tiến hành điều tra 50 hộ gia đình.

Qua điều tra 50 hộ cho thấy chủ hộ cũng là người lao động chính trong quá trình sản xuất lúa. Phần lớn họ là nông dân, lại sinh ra và lớn lên trên vùng đất có truyền thống cấy lúa nước từ lâu đời. Cây lúa ở đây là cây trồng chính, thu nhập của nông dân chủ yếu từ hai vụ lúa, chính vì vậy họ rất có kinh nghiệm trong việc sản xuất lúa. Đây là điều kiện khá thuận lợi để phát triển mô hình bón phân viên nén dúi sâu tại địa phương. Qua bảng 4.1 ta sẽ thấy rõ hơn đặc điểm của các chủ hộ điều tra.

TT Các chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

1 Số hộ điều tra Hộ 50 100

2 Độ tuổi trung bình Tuổi 43 -

3

Giới tính Nam Người 43 86

Nữ Người 7 14

4

Nhân khẩu Số khẩu Khẩu 247 100

Khẩu/hộ Khẩu 4.94 -

5

Lao động Tổng lao động Lao động 143 100

Lao động/hộ Lao động 2.86 - 6 Trình độ học vấn Tiểu học Người 20 40 THCS Người 18 36 THPT Người 9 18 TCKT Người 3 6 7 Nghề nghiệp

Thuần nông Người 44 88

Hưu trí, KNV Người 4 8 Kiêm nghề khác Người 2 4 8 Nhóm hộ Nghèo Hộ 17 34 Trung bình Hộ 24 48 Khá Hộ 9 18 9 Tập huấn KT Có Hộ 44 88 Không Hộ 6 12

10 Năm kinh nghiệm sản xuất NN Năm 23 -

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua bảng 4.1 ta thấy: Chủ hộ phần lớn là nam giới chiếm 86% số hộ điều tra, còn nữ giới chỉ chiếm 14%. Độ tuổi trung bình của các chủ hộ là 43 tuổi, chủ hộ có độ tuổi thấp nhất là 25 tuổi, cao nhất là 68 tuổi, độ tuổi từ 25 – 49 chiếm 78%, từ 50 – 68 chiếm 22%. Như vậy lực lượng lao động ở đây chủ yếu là lao động trẻ.

Về trình độ học vấn và nghề nghiệp: Đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình SXNN nói chung và sản xuất lúa áp dụng kỹ thuật bón PVN dúi sâu nói riêng bởi trong kinh tế hộ thì chủ hộ thường là người ra quyết định trong quá trình sản xuất cho gia đình. Với trình độ học vấn cao và nghề nghiệp chiếm vị thế cao

trong xã hội sẽ giúp cho các chủ hộ thuận lợi hơn trong việc đưa ra các quyết định về đối tượng, quy mô, phương thức sản xuất cũng như mức độ đầu tư trong sản xuất về vật tư, phân bón, giống, lao động và các nguồn lực khác; ngoài ra còn ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, thể hiện sự hiểu biết, sự tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới, sự vận dụng nhanh các kỹ thuật tự nhiên. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra như sau: Tiểu học (40%); THCS (36%); THPT (18%); và TCKT (6%). Như vậy, trình độ chủ yếu của các hộ điều tra là TH và THCS (chiếm 76%). Còn về cơ cấu nghề nghiệp: Thuần nông chiếm số lượng lớn (88%); Hưu trí, giáo viên, KNV (8%); và Kiêm nghề khác (4%).

Điều kiện kinh tế của các hộ cũng ảnh hưởng rất lớn tới quyết định sản xuất của hộ, khi có điều kiện về kinh tế các quyết định đầu tư sẽ khác với các hộ ít có điều kiện về kinh tế hơn, các hộ này sẽ đầu tư đúng mức hơn còn các hộ ít có điều kiện sẽ đầu tư dè dặt hơn vì thế hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Trong các hộ điều tra thì hộ trung bình có 24 hộ (chiếm 48%), hộ nghèo 17 hộ (chiếm 34%) và hộ khá có 9 hộ (chiếm 18%).

Việc thực hiện mô hình này, yêu cầu kỹ thuật ngay từ khâu cấy giăng dây phải đảm bảo đúng mật độ là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc dúi phân, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa... và cuối cùng là ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy nắm vững kỹ thuật cấy, dúi phân và chăm sóc là hết sức cần thiết. Ý thức được vấn đề này các chủ hộ tham gia tích cực vào các khoá tập huấn do cán bộ khuyến nông tổ chức. Số hộ tham gia tập huấn chiếm 88%. Điều này cho thấy phần lớn các chủ hộ đều nhận thấy được yếu tố kỹ thuật chiếm vị trí rất quan trọng khi áp dụng mô hình này.

Qua điều tra cho thấy nếu các hộ tham gia tập huấn và thực hiện đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn thì kết quả thu được sẽ cao hơn các hộ không tham gia tập huấn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w