Ảnh hưởng của lao động và trình độ học vấn đến kết quả và hiệu quả của mô hình ( tính cho 1 ha)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 53 - 57)

Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất. Vai trò của lao động càng đặc biệt quan trọng hơn trong điều kiện SXNN với trình độ cơ giới hoá và kỹ thuật còn thấp.

Phương pháp đầu tư, lựa chọn phương án và đưa ra quyết định cuối cùng, khả năng phản ứng khi gặp các biến động và rủi ro xảy ra phản ánh trình độ học vấn của người lao động, từ đó phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất.

Đặc biệt trong nông hộ, các quyết định sản xuất hầu hết đều do chủ hộ đưa ra vì thế trình độ học vấn của chủ hộ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đạt được kết quả và hiệu quả sản xuất.

Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của trình độ học vấn đến kết quả và hiệu quả sản xuất, chúng tôi đã chia các hộ thành 3 nhóm học vấn:

Nhóm 1: TH và THCS. Là nhóm có học vấn thấp nhất, có 38 hộ (chiếm 76%). Nhóm 2: THPT. Là nhóm học vấn tương đối cao, có 9 hộ (chiếm 18%).

Nhóm 3: TCKT, CĐ. Là nhóm học vấn cao nhất nhưng chiếm tỷ lệ rất ít, có 3 hộ (chiếm 6%).

Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.10 và mối tương quan giữa các nhóm được thể hiện qua biểu đồ 4.3.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lao động và trình độ học vấn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của mô hình

STT Chỉ tiêu ĐVT Phân loại TH, THCS THPT TCKT, CĐ (38 hộ) (9hộ) (3hộ) 1 Cơ cấu (%) % 76 18 6 GO 1000đ 27.3 31.08 34.4 2 TC 1000đ 11.587 11.745 11.968 3 IC 1000đ 6.212 6.415 6.993 4 VA 1000đ 21.088 24.665 27.407 5 MI 1000đ 20.338 23.915 26.657 6 Pr 1000đ 15.713 19.335 22.432 7 GO/IC Lần 4.39 4.845 4.92 8 MI/IC Lần 3.28 3.73 3.81 9 Pr/TC Lần 1.36 1.65 1.87

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Biểu đồ4.3. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Qua bảng 4.10 và biểu đồ 4.3 ta thấy GO, VA, MI, và Pr tăng dần qua các nhóm học vấn. Nhóm có trình độ cao nhất đạt giá trị cao nhất với các chỉ tiêu tương ứng là 34,4 triệu đồng/ha; 27,407 triệu đồng/ha; 26.657 triệu đồng/ha; 22.432 triệu đồng/ha. Ngược lại, nhóm có trình độ học vấn thấp nhất cũng là nhóm có GO, VA,

MI, và Pr thấp nhất với các chỉ tiêu tương ứng là 27.3 triệu đồng/ha; 21.088 triệu đồng/ha; 20.338 triệu đồng/ha; 15.713 triệu đồng/ha.

Các chỉ tiêu GO/IC; MI/IC; Pr/TC cũng tăng cùng chiều với sự gia tăng của trình độ học vấn. Nhóm 1 có trình độ học vấn thấp nhất thì hiệu quả sử dụng IC cũng thấp nhất với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 3,28 đồng thu nhập hỗn hợp, nhóm 2 có trình độ học vấn tương đối cao thì bỏ ra 1 đồng IC thu về được 3,73 đồng thu nhập hỗn hợp và nhóm 3 là nhóm có trình độ học vấn cao nhất nên hiệu quả sử dụng IC cũng lớn nhất với một đồng chi phí thu về được 3,81 đồng thu nhập hỗn hợp.

Qua kết quả đã phân tích thấy, trình độ học vấn của các chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất, nhất là nhóm 3. Đây là nhóm học vấn cao nhất và chiếm tỷ lệ rất ít, họ thường là những người có vị thế XH cao, có hiểu biết sâu và có kiến thức ở nhiều lĩnh vực, họ không chỉ có kinh nghiệm thực tế SXNN như 2 nhóm học vấn còn lại mà họ còn có thêm nhiều kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác và có thể áp dụng vào sản xuất, cũng như họ nhận thức các vấn đề tốt hơn, nhờ vậy giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn về phương án sản xuất và đầu tư. Nhóm học vấn 1 là nhóm có trình độ học vấn thấp nhất, kinh nghiệm SX của họ được đúc rút từ thực tế là chủ yếu, khả năng tự tìm hiểu và học hỏi rất ít, vì thế các quyết định sản xuất nhiều lúc còn mang tính chủ quan. Với nhóm học vấn 2, trong nông thôn đây cũng là nhóm học vấn tương đối cao và nhận thức của họ về việc cần áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, thu nhập cho gia mình là tương đối tốt hơn so với nhóm học vấn 1. Qua điều tra được biết, những hộ có trình độ học vấn cao thường nắm vững kỹ thuật cấy giăng dây đảm bảo đúng mật độ, cũng như việc dúi phân đúng kỹ thuật nên đảm bảo năng suất. Còn các hộ có trình độ học vấn thấp hơn thường SX dựa vào kinh nghiệm là chính nên không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật nên ảnh hưởng đến kết quả của quá trình sản xuất. Do đó vấn đề quan trọng chính là kỹ thuật của các hộ khi áp dụng một phương pháp, kỹ thuật mới vào sản xuất.

Chính vì vậy, trình độ học vấn ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả SX của người nông dân mà hiện nay nhà nước đang chú trọng nhiều đến chính sách đào tạo

người nông dân thành những nhà khoa học trên đồng ruộng, một trong những chính sách đang được thực hiện ở các vùng nông thôn là tập huấn kỹ thuật ở tất cả các lĩnh vực sản xuất. Thường xuyên phổ biến kiến thức về phát triển kinh tế hộ, tăng cường tập huấn cho các hộ khi áp dụng kỹ thuật bón PVN dúi sâu cho lúa và thực hành trên đồng ruộng. Làm được điều đó mới góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và đảm bảo tính bền vững, lâu dài của mô hình.

4.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất của mô hình ( tính cho 1 ha)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w