Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 46 - 48)

HQKT là mục tiêu cuối cùng mà các hộ gia đình muốn đạt được. Bất kỳ một mô hình sản xuất nào khi tiến hành đều mong muốn HQKT mang lại cao. Dựa vào HQKT đạt được người ta quyết định nên tiếp tục hay không tiếp tục, nên mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất.

GO/IC và MI/IC : Đây là hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí trực tiếp của các hộ điều tra.

Vụ Hè Thu 2008: Cứ một đồng IC tạo ra 4,154 đồng GO và 3,031 MI. Vụ Đông Xuân 2009: Cứ một đồng IC tạo ra 4,2 đồng GO và 3,157 M Vụ Hè Thu 2009: Cứ một đồng TC tạo ra 4,19 đồng GO và 3,072 MI.

Như vậy hiệu suất sử dụng chi phí trực tiếp của các hộ đều tăng lên qua các vụ, đây là điều kiện thuận lợi để tăng kết quả của hoạt động sản xuất lúa.

Trong khi đó ở công thức bón phân vãi: Vụ Đông Xuân: Cứ một đồng IC tạo ra 2,409 đồng GO và 1,329 MI; vụ Hè Thu: Cứ một đồng IC tạo ra 2,161 đồng GO và 1,075 MI. Như vậy có thể thấy hiệu quả sử dụng chi phí trực tiếp của mô hình áp dụng công thức bón phân viên dúi sâu tăng nhanh hơn rất nhiều so với công thức bón vãi cho lúa. Điều này cho thấy khả năng đầu tư sản xuất của các hộ là hợp lý, các khoản chi phí đã được sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả trong công thức bón PVN dúi sâu.

Pr/TC: Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nét hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 ta thấy, vụ Hè Thu 2008 cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,185 đồng lợi nhuận; vụ Hè Thu 2009 thu được 1,263 đồng; còn vụ Đông Xuân thì cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,388 đồng lợi nhuận. Như vậy tốc độ tăng của chỉ tiêu Pr/TC qua các vụ là khá cao. Điều này chứng tỏ các hộ đã sử dụng các khoản chi phí một cách có hiệu quả, đồng thời áp dụng tốt kỹ thuật bón PVN dúi sâu tốt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng. Qua số liệu phân tích ta thấy, chỉ tiêu Pr/TC tăng qua các vụ đồng thời hiệu quả mà mô hình mang lại cho các hộ cũng tăng theo.

Chỉ tiêu Pr/TC ở công thức bón vãi thấp, qua bảng 4.4 ta thấy, ở vụ Đông Xuân cứ một đồng tổng chi phí bỏ ra chỉ thu được 0,439 đồng lợi nhuận; vụ Hè Thu thì thu được 0,322 đồng. Trong khi đó tổng chi phí bỏ ra lại cao hơn so với ở công thức bón phân viên nén dúi sâu. Nguyên nhân do năng suất thu được thấp mà chi phí bỏ ra lại cao. Như vậy, khi áp dụng kỹ thuật bón PVN dúi sâu thì cứ mỗi vụ sẽ tăng được một số đồng lợi nhuận đáng kể, tương đương vụ Đông Xuân tăng thêm được

0,949 đồng lợi nhuận; vụ Hè Thu tăng thêm được 0,941 đồng. Điều này rất có ý nghĩa đối với các hộ sản xuất lúa khi mà đời sống của họ còn rất khó khăn.

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 cho ta thấy kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ đều tăng qua các vụ, và đặc biệt tăng hơn nhiều so với công thức bón vãi lâu nay. Đây là kết quả đáng mừng thể hiện giá trị kinh tế bền vững mà mô hình mang lại, vì vậy nó cần được phát triển mở rộng trên địa bàn trong những vụ tiếp theo. Điều này lại một lần nữa khẳng định rằng, mô hình bón phân viên nén dúi sâu cho lúa nước thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Mô hình này khuyến khích được tinh thần làm chủ trong các quyết định sản xuất của các hộ gia đình đồng thời phát huy được tinh thần tự giác trong công tác đầu tư chăm sóc, cũng như nâng cao trình độ thâm canh cây trồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn tại huyện Quỳ Hợp.

Như vậy trước những thành quả đạt được của mô hình bón phân viên nén dúi sâu cần khuyến khích, khuyến cáo và tạo điều kiện cho việc nhân rộng mô hình này trên địa bàn huyện Quỳ Hợp và tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Nhân rộng mô hình để góp phần vào thực hiện mục tiêu XĐGN, đồng thời nâng cao trình độ thâm canh cây trồng cho các hộ sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình bón phân viên nén díu sâu trong thâm canh lúa nước tại huyện quỳ hợp nghệ an (Trang 46 - 48)