Thị xã Thanh Hóa làm tròn nghĩa vụ hậu phơng

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã thanh hoá lãnh đạo nhân dân trong thời kì chống mỹ cứu nước (1965 1975 (Trang 50 - 52)

Trong tình hình cả nớc có chiến tranh nhng hình thức và mức độ ở mỗi miền khác nhau, nên trong nghị quyết 11 của BCH Trung ơng Đảng tháng 3/1965 xác định: "... Nhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Về mặt quốc phòng phải tăng thêm lực lợng bộ đội thờng trực, gọi nhập ngũ lại một số cán bộ quân nhân phục viên, tuyển thêm thanh niên vào bộ đội, tăng thêm thời hạn nghĩa

vụ quân sự, tăng thêm số ngời phục vụ trực tiếp cho quốc phòng... tăng cờng năng lực chiến đấu của dân quân" [19,168].

Thực hiện nghị quyết của Trung ơng Đảng, dới sự lãnh đạo trực tiếp của tỉnh uỷ Thanh Hóa, Thị ủy đã tuyên truyền giáo dục, đăng ký lực lợng tổ chức khám tuyển và giao quân chu đáo với khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngời", "thanh niên ba sẵn sàng", "phụ nữ ba đảm đang". Các cấp chính quyền, đoàn thể đã tích cực động viên cổ vũ. Năm nào thị xã Thanh Hóa cũng hoàn thành và vợt chỉ tiêu đợc giao. Năm 1965, công tác tuyển quân tăng gấp 4,5 lần so với năm 1964. Năm 1968 đạt 97% chỉ tiêu giao quân.

Quân dân thị xã Thanh Hóa đánh giặc ngay trên mâm pháo, ngay trên quê hơng mình, những lúc này có thêm một tay súng cho chiến trờng thì ngày chiến thắng lại càng gần. Đó là ý chí tinh thần trách nhiệm của mỗi ngời dân Thanh Hóa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Theo yêu cầu của chiến trờng, cùng với cả tỉnh, thị xã Thanh Hóa còn có những đợt tuyển quân bổ sung hàng trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội chi viện cho tiền tuyến, các cơ quan tham mu, chính trị hậu cần tổ chức động viên cán bộ để cử những đồng chí có kinh nghiệm, có năng lực theo dõi công tác chi viện, các Đảng bộ cơ sở có đơn vị trú quân sẵn sàng giúp đỡ mọi yêu cầu cần thiết. Các bà mẹ, các đoàn thể nhân dân biết anh em chuẩn bị vào miền Nam chiến đấu đã nhờng nhà, nhờng chỗ cho anh em nghỉ.

Cũng trong thời gian này, hàng ngàn thanh niên xung phong tổ chức tham gia chống Mỹ. Một lực lợng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên địa bàn thị xã, một lực lợng theo chân binh đoàn Trờng Sơn chiến đấu từ Quảng Bình trở vào và một lực lợng thanh niên xung phong giúp Lào mở đờng, từ biên giới Vịêt - Lào - Sầm Na và đờng Thờng Xuân - Sầm Tớ.

Trong những năm này có hàng vạn lá đơn tình nguyện "ba sẵn sàng" và "ba đảm đang" tham gia cầm súng giết giặc. Tấm gơng Lê Mã Lơng, ngời con của quê h- ơng đã trở thành một điển hình có sức cổ vũ mạnh mẽ phong trào tòng quân của thanh niên trong tỉnh lúc bấy giờ. Nhiều cơ quan, trờng học, phờng, xã... thanh niên đến trụ sở ủy ban, đến Ban chỉ huy quân sự xin đi bộ đội.

Với tấm lòng son sắt vì miền Nam ruột thịt, phấn đấu vợt qua những thử thách mới để góp phần đánh bại kẻ thù - với tinh thần "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành" không quản gian khổ, hy sinh ra sức thi đua, mỗi ngời làm việc bằng hai để giành năng suất cao nhất trong sản xuất và giao thông vận tải, giành hiệu quả cao nhất trong chiến đấu để làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng đối với miền Nam ruột thịt và Quảng Nam kết nghĩa.

Bốn năm chiến đấu đánh giặc kiên cờng, Đảng bộ thị xã Thanh Hóa đã lãnh đạo nhân dân nỗ lực hết mình, tinh thần đoàn kết chặt chẽ, anh dũng chiến đấu đã lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần cùng với nhân dân cả nớc làm nên những thắng lợi đánh bại cuộc leo thang phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và làm phá sản chiến lợc "chiến tranh cục bộ" của chúng ở miền Nam, góp phần trực tiếp mở hội nghị ở Pari.

Ch

ơng 3:

Đảng bộ thị xã Thanh Hóa lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của mỹ, góp

phần giải phóng miền nam thống nhất tổ quốc (1969-1975)

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã thanh hoá lãnh đạo nhân dân trong thời kì chống mỹ cứu nước (1965 1975 (Trang 50 - 52)