Trên lĩnh vực văn hóa giáo dục-y tế

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã thanh hoá lãnh đạo nhân dân trong thời kì chống mỹ cứu nước (1965 1975 (Trang 48 - 50)

Ngay từ những ngày đầu trớc sự đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, các hoạt động văn hóa - giáo dục - y tế đã nhanh chóng chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ đợc Thị ủy quan tâm chú ý. Trong 4 năm, sự nghiệp giáo dục không ngừng phát triển, chất lợng giảng dạy đảm bảo. Từ khi giặc Mỹ đánh phá vào khu vực thị xã - Hàm Rồng, thực hiện chủ trơng triệt để sơ tán ngời già yếu, các em thiếu nhi

ra ngoài thị xã, các trờng cấp I và II tạm thời đóng cửa chuyển giáo viên về các huyện, đa các cháu đi học ở nơi sơ tán.

Cũng chính vì đã nhanh chóng chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến của Thị ủy, cùng với sự động viên chăm lo của toàn quân, toàn dân cho nên sự nghiệp giáo dục của thị xã Thanh Hóa trong những năm chiến tranh phá hoại lần 1 của đế quốc Mỹ vẫn duy trì: năm học 1968 - 1969, thị xã đã mở đợc 16 lớp cấp I, hai lớp cấp II, cả trong nội và ngoại thị. Trờng cấp III Lam Sơn đợc di chuyển về Đông Sơn, qua ba năm học chống Mỹ cứu nớc đều đợc công nhận là trờng tiên tiến chống Mỹ.

Công tác bổ túc văn hóa có sự chuyển biến tiến bộ, đặc biệt thị xã đã mở một lớp 8 bổ túc văn hóa thu hút trên 60 thiếu niên không đợc vào học cấp III phổ thông, đảm bảo cho các em đợc học tập đều đặn.

Công tác giáo dục chính trị t tởng, bồi dỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ giáo viên có tích cực hơn, nhất là việc phổ biến học tập th Bác trong ngành giáo dục, đợc tiến hành tơng đối rộng rãi, bớc đầu gây đợc không khí phấn khởi, động viên đợc tinh thần tích cực của cán bộ giáo viên và học sinh. Việc xây dựng cơ sở vật chất, làm mới, sửa chữa trờng lớp, đào hầm hào nhiều nơi đợc tiến hành tích cực, động viên đợc đông đảo tầng lớp tham gia, đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

Về y tế, chấp hành chỉ thị của Chính phủ (ban hành ngày 23/8/1965) và chỉ thị của UBHC tỉnh về công tác y tế trong thời kỳ chiến tranh, ngành y tế thị xã đã nhanh chóng triệt để sơ tán về nông thôn, tổ chức lại hoạt động sao cho phù hợp với tình hình mới. Với phơng châm "địch cơ động bằng máy bay, ta cơ động bằng tổ chức" và thực hiện "ngoại khóa hóa toàn ngành", ngành y tế đã tổ chức học tập, phẫu thuật, cấp cứu băng bó vết thơng chiến tranh. Hệ thống y tế bao gồm bệnh viện thị xã, bệnh xá phờng, xã đã tổ chức những đợt đi khám bệnh, hớng dẫn điều trị tại các cơ sở.

Chính nhờ sự kết hợp nhịp nhàng giữa dân y, quân y, tây y và đông y với nhau, nhờ đó mà trong chiến tranh ngành y tế đã phục vụ tốt việc cứu chữa th- ơng binh và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Công ty dợc phẩm ngoài việc phân

phối cung cấp chế biến thuốc còn chỉ đạo cho các trạm y tế trồng các loại thuốc nam chữa trị 7 loại bệnh thông thờng.

Bên cạnh giáo dục - y tế thì văn hóa trong 4 năm chiến tranh phá hoại cũng phát triển nhanh chóng. Phong trào "tiếng hát át tiếng bom" đã góp phần động viên cổ vũ toàn dân, toàn quân hăng hái tham gia sản xuất, dũng cảm chiến đấu.

Các nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã lao vào cuộc sống sôi động trong sản xuất, hào hùng trong chiến đấu của quân dân toàn thị xã. Các tác phẩm văn thơ, những bài ca đã trở thành những tác phẩm vô giá đi sâu vào lòng quần chúng nhân dân, khích lệ tinh thần hăng hái phấn khởi, tin tởng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng.

Cùng với văn nghệ, phong trào thể dục thể thao cũng đợc phát triển mạnh: các môn chạy việt dã, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bơi lội đợc phát động và ngày càng đông ngời tham gia.

Trong khói lửa chiến tranh, Đảng bộ và nhân dân thị xã Thanh Hóa đã làm nên những kỳ tích vang dội. Những chiến công ấy không chỉ trên lĩnh vực quân sự mà còn thể hiện trên lĩnh vực kinh tế - văn hóa - giáo dục - y tế. Vừa đánh bại cuộc leo thang bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ và xây dựng phát triển mọi mặt đời sống xã hội, lại vừa chi viện sức ngời, sức của cho miền Nam. Cùng với nhân dân cả nớc đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lợc, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán Pari, đa đất nớc đi đến hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã thanh hoá lãnh đạo nhân dân trong thời kì chống mỹ cứu nước (1965 1975 (Trang 48 - 50)