Một số điều cần giới thuyết về việc phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư (Trang 40 - 41)

ở đây chúng tôi chỉ bàn đến sự phân loại câu dựa vào cấu tạo ngữ pháp, tức là dựa vào các thành tố cấu tạo nên câu để qua đó khảo sát các kiểu câu do Nguyễn Ngọc T sử dụng , quy tắc hoạt động của chúng, đặc điểm chung cũng nh ý nghĩa của chúng.

Vấn đề phân loại câu về mặt cấu tạo ngữ pháp tuy phức tạp, nhng chung quy có thể phân thành ba hớng chính nh sau:

Hớng 1: Chia thành hai nhóm: Câu đơn và câu ghép

Câu đơn là câu chỉ có một kết cấu C – V làm thành phần nòng cốt câu. Ví dụ: Cô là tất cả của riêng tôi (Nguyễn Bính).

Câu ghép là câu có hai kết cấu C-V trở lên kể cả những kết cấu C-V thuộc thành phần mở rộng.

Ví dụ: Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ (Xuân Quỳnh)

Theo hớng này có tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, “trong Việt Nam văn phạm” (1940, tr 17). Nguyễn Lân, “Ngữ pháp Việt Nam lớp 6” (1964, tr 19).

Hớng 2: Chia câu thành ba nhóm: câu đơn, câu phức, câu ghép.

Ví dụ: Sóng không hiểu nổi mình (Xuân Quỳnh).

Câu ghép là câu có hai kết cấu C-V trở lên, trong đó kết cấu C-V tồn tại tách bạch nhau (nói cách khác C-V này không bị bao hàm bởi C-V kia).

Ví dụ: Ngời ta thi chữ ông thi phúc (Tú Xơng).

Câu phức là câu có từ 2 kết cấu C-V trở lên, trong đó C-V này bị bao hàm trong C-V kia.

Ví dụ: Gió hôm nay đứng hẳn, chỉ có bóng cây che một chút mát trên nững bộ mặt bết tro đen và mồ hôi (Lê Khâm).

Theo hớng này có các tác giả: Diệp Quang Ban, Hữu Quỳnh, Hoàng Trọng Phiến...

Hớng 3: Chia thành hai nhóm: câu đơn và câu ghép.

Câu đơn là câu chỉ có một kết cấu C-V l thành phần nòng cốt câu, có thể có hoặc không có các C-V khác làm thành phần câu.

Ví dụ: Anh thợ này là chồng chị Mũn, ngời đàn bà hồi nãy mua thức ăn cho mẹ Vịnh (Nguyên Hồng).

Câu ghép là câu có hai kết cấu C-V trở lên, tồn tại tách bạch nhau, C-V này không bị bao hàm trong C-V kia.

Ví dụ: Vợ anh không kêu mà bà trùm cũng không giục lần nữa (Nguyễn Công Hoan).

Phân loại theo hớng này có các tác giả nh Nguyễn Kim Thản, Lê Xuân Thại, Đỗ Thị Kim Liên...

Trong luận văn này, chúng tôi đi theo cách phân loại theo hớng thứ 3 để làm cơ sở khảo sát và phân loại câu trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc T.

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư (Trang 40 - 41)