XVI
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, đất nớc trở lại thanh bình. Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (ngày 29 tháng 4 năm 1428), Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế ở Đông Kinh (Thăng Long), mở đầu triều đại Lê Sơ.
Trải qua các triều vua Thái Tổ (1428 - 1433), Thái Tông (1434 - 1442), Nhân Tông (1443 - 1459) đất nớc Đại Việt dần dần đợc hồi phục và phát triển, và đạt đến đỉnh cao thịnh trị dới thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497).
Năm 1497 vua Lê Thánh Tông mất, Lê Hiến Tông lên nối ngôi. Kế thừa những thành quả rực rỡ mà vua cha để lại, trong 7 năm trị vì đất nớc (1497 - 1504), vua Lê Hiến Tông gần nh không có sáng tạo gì lớn, nhng vốn là ngời “nhân từ ôn hoà”, “tiết kiệm tiêu dùng, thận trọng hình phạt, chuyên lo chính sự, coi trọng hiền tài, kính trời chăm dân” nên đất nớc vẫn tiếp tục ổn định và phát triển, đợc xem là “ông vua cuối cùng của triều Lê Sơ còn giữ đợc những thành tựu từ thời Thái Tổ gây dựng” [16, 189].
Từ đầu thế kỷ XVI, nhất là từ sau khi vua Lê Hiến Tông mất (1504), xã hội Đại Việt mất dần cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút, nhân dân sống cảnh khốn cùng, các thế lực phong kiến tranh chấp lẫn nhau, mở đầu cho một giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam - giai đoạn khủng hoảng, suy vi của nhà Lê Sơ và tình trạng chia cắt đất nớc.
Năm 1505, Lê Uy Mục lên làm vua, ở ngôi 5 năm nhng là ông vua bất tài, bỏ bê việc triều chính, ham rợu chè, gái đẹp. Vua thích giết ngời, kể cả các công thần, tôn thất có ý không ủng hộ. Quyền hành trong triều rơi vào tay họ ngoại. “Phía Đông thì làng Hoa Lăng (quê của mẹ nuôi), phía Tây thì làng Phù Chẩn (quê mẹ đẻ), đều chuyên cậy quyền thế, dìm hãm thần liêu, có khi vì t ý mà giết hại sinh dân, có khi dùng ngón kín mà yêu sách tiền của; phàm súc vật hoa màu của dân gian đều cớp cả, nhà dân ai có đồ lạ, vật quý thì đánh dấu để lấy” [ 16, 192]. Uy Mục tính tình hung hãn đến nỗi phó sứ nhà Minh là
Hứa Thiên Tích khi sang sắc phong, trông tớng mạo Uy Mục đã đề hai câu thơ:
“An Nam tứ bách vận vu trờng, Thiên ý nh hà giáng quỷ vơng?”
(Vận nớc An Nam còn dài bốn trăm năm, ý trời sao lại sinh ra vua quỷ?) Sự tàn bạo quá đáng của Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê. Chính ngời trong hoàng tộc đã hợp quân với Nguyễn Văn Lang làm cuộc khởi nghĩa lật đổ Lê Uy Mục, lập vua mới là Lê Tơng Dực. Sử thần nhà Lê bàn rằng: “Mẫn Lệ công tin dùng ngoại thích, bạo ngợc vô đạo, giết hại tông thất, tàn sát nhân dân, tự mình chuốc lấy diệt vong, chẳng cũng đáng sao!” [29, 50].
Từ năm 1510, Tơng Dực lên làm vua nhng cũng tỏ ra sa đọa không kém Uy Mục. Vua thích “xây cung điện đồ sộ nguy nga, dựng cửu trùng đài to cao tráng lệ”, làm sức dân kiệt quệ, binh lực hao gầy. Tháng giêng năm Quý Dậu (1513) chánh sứ nhà Minh là Trần Nhợc Thuỷ và phó sứ là Phạm Hy Tăng khi sang phong cho Tơng Dực làm An Nam quốc vơng, trông thấy Tơng Dực đã nhận xét: “Quốc vơng An Nam mặt thì đẹp mà ngời lại lệch, tính bạo dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không lâu đâu” [29, 65].
Lợi dụng sự sa đọa của chính quyền trung ơng, bọn quan lại địa phơng cũng theo đó mặc sức tung hoành, nhũng nhiễu dân chúng đến nỗi “ở phố xá chợ búa, hễ thấy bóng quan thì dân vội đóng cửa và tìm đờng lẩntrốn”.
Trong lúc chính quyền trung ơng sa đọa thì thế lực phong kiến ngày càng mạnh lên, đua nhau tranh chấp quyền hành. Không lâu sau khi dựa vào thế lực của Nguyễn Văn Lang lật đổ Uy Mục, nhóm hoạn quan do Nguyễn Khắc Hài đứng đầu làm loạn, bắt Tơng Dực nhốt vào cung rồi uy hiếp triều đình. Trịnh Duy Sản đem quân tiêu diệt bọn loạn thần Nguyễn Khắc Hài. Nh- ng không lâu sau đó lại chính Trịnh Duy Sản làm loạn rồi sai ngời giết vua T- ơng Dực.
Chiêu Tông (1516 - 1522) rồi Cung Hoàng (1522 - 1527) lần lợt lên ngôi, chẳng những không cải thiện đợc tình hình mà còn làm cho nhà Lê lún sâu vào khủng hoảng.
Bấy giờ mọi quyền hành đã thuộc về tay họ Mạc mà đứng đầu là Mạc Đăng Dung. Bằng tài năng quân sự nổi bật và sự khôn khéo thâu tóm quyền hành, Mạc Đăng Dung đã ngày càng trở thành một nhân vật trụ cột trong triều, đến nỗi vua Lê Chiêu Tông phải tự thân hành đến phủ đệ của Đăng Dung để gia phong cho ông ta làm Thái phó. Từ đó “Đăng Dung đi bộ thì che lọng phợng dát vàng, đi thuỷ thì dùng thuyền rồng dây kéo, ra vào cung cấm nh đi vào chỗ không ngời, không kiêng sợ gì ” [16, 197]. …
Trớc tình cảnh ấy, Chiêu Tông mu ngầm với Trịnh Tuy tìm cách triệt hạ thế lực của họ Mạc nhng không thành, vua phải bỏ chạy khỏi kinh thành sau đó bị giết. Đăng Dung lập em của Chiêu Tông là Xuân lên ngôi (tức vua Lê Cung Hoàng). Từ đây quyền hành của triều đình thật sự bị Mạc Đăng Dung thao túng, chuẩn bị cho việc cớp ngôi lập nên một triều đại mới - triều Mạc (1527).
Nh vậy, “cuộc khủng hoảng chính trị đã chứng tỏ sự suy nhợc của dòng họ Lê và chính quyền của nó” [49, 340]. Sự thối nát của chính quyền trung - ơng, sự bóc lột nặng nề sức ngời sức của đối với con dân trăm họ là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông dân liên tiếp nổ ra từ nửa đầu thế kỷ XVI.
Liên tiếp trong những năm 1512, 1517, 1519 đại hạn mất mùa, lúa hỏng làm cho “nhân dân chết đói nằm gối lên nhau” [49, 338]
Nông dân nổi dậy ở nhiều nơi. Năm 1511, Thân Duy Nhạc, Ngô Tổng dấy quân nổi lên ở Kinh Bắc. Cuối năm đó, Trần Tuân nổi lên ở Sơn Tây, làm cho kinh thành rối loạn. Nghĩa quân tiến sát Từ Liêm (ngoại thành Thăng Long) đánh bại quân triều đình.
Năm 1512, Nguyễn Nghiêm nổi dậy ở Sơn Tây, Hơng Hóa; Lê Huy, Trịnh Hng, Lê Minh Triệt nổi quân ở Nghệ An. Triều đình phải khó khăn lắm mới dẹp yên.
Năm 1515, Phùng Chơng nổi dậy ở vùng Tam Đảo; Đặng Huân, Đặng Ngạt nổi dậy ở vùng Ngọc Sơn (Thanh Hóa).
Năm 1516, Trần Công Ninh nổi dậy ở vùng Yên Lãng (Vĩnh Phúc). Không lâu sau, ở vùng huyện Thuỷ Đờng (Hải Phòng), Trần Cảo nổi quân cùng với nhóm Phan ất (ngời Chăm), Đình Ngạn, Đình Nghị, Công Uuẩn ở chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều). Nghĩa quân đánh bại quân triều đình, làm chủ hai huyện Thuỷ Đờng và Đông Triều. Tháng 5 năm ấy, từ Hải Dơng, nghĩa quân đánh về Thăng Long, vua tôi nhà Lê chống không nổi, phải bỏ chạy vào Thanh Hóa, kinh thành náo loạn, nghĩa quân kéo vào Thăng Long. Trần Cảo tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thiên ứng, phong chức tớc cho tớng sĩ. Không lâu sau quân triều đình chia làm ba đạo, từ Thanh Hóa kéo ra đánh. Trần Cảo rút quân về Hải Dơng. Mãi đến năm 1521 cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo, Trần Cơng mới bị dập tắt.
Ngoài ra còn có nhiều cuộc bạo động lẻ tẻ của nông dân ở khắp nơi từ đồng bằng đến vùng rừng núi.
Các cuộc đấu tranh của nông dân và các tộc ngời thiểu số đã nói lên tình trạng khủng hoảng của xã hội đơng thời, góp thêm phần làm lung lay nền thống trị của vơng triều Lê Sơ.
2.2. Lơng Đắc Bằng với con đờng quan lộ