0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Một số nhận xét, đánh giá về Trị bình thập tứ sách ”

Một phần của tài liệu DANH NHÂN LƯƠNG ĐẮC BẰNG CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP (Trang 84 -102 )

Trớc hết cần phải khẳng định Lơng Đắc Bằng là một ngời yêu nớc th- ơng dân, một bề tôi trung thành của vơng triều Lê Sơ, là một ông quan cơng trực không vì danh lợi (từ chối phục chức cho bản thân), là ngời thẳng thắn, cứng cỏi, dám đứng ra khuyên can nhà vua bằng cách dâng lên vua Tơng Dực “Trị bình thập tứ sách”, với nhiều kế sách hay để vua trị nớc an dân nhằm chỉnh đốn chính sự, xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị, muôn dân đợc sống no ấm.

“Trị bình thập tứ sách” của Lơng Đắc Bằng xét về nội dung nhằm thực hiện hai mục tiêu lớn: củng cố và tăng cờng chế độ quân chủ tập quyền nhà Lê Sơ, giải quyết những khó khăn cấp thiết về kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu lịch sử do tình trạng khủng hoảng đặt ra.

Với những mục tiêu nói trên chứng tỏ Lơng Đắc Bằng đã nhận thức đợc nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng của vơng triều Lê Sơ ở cuối thế

kỷ XV nửa đầu thế kỷ XVI. Từ đó Lơng Đắc Bằng mạnh dạn đa ra những giải pháp nhằm ổn định đất nớc, “giải cứu” vơng triều Lê Uy Mục đang khủng hoảng, suy vi.

Xét về hoàn cảnh lịch sử và nội dung những đề nghị của Lơng Đắc Bằng trong “Trị bình thập tứ sách”, ta thấy kế sách trị nớc của ông là những giải pháp thiết thực mang tính chất cải cách; từ đó cũng có thể xếp ông là một trong những nhà “canh tân” đất nớc nửa đầu thế kỷ XVI trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Xét trong những nội dung cụ thể của “Trị bình thập tứ sách” ta thấy đó đều là những đề nghị tích cực nhằm cứu vãn vơng triều nhà Lê Sơ, trên cơ sở đó để củng cố và tiếp tục xây dựng một vơng triều thịnh trị nh đã từng tồn tại dới thời trị vì của vua Thái Tổ, Thánh Tông.

Những đề nghị của Lơng Đắc Bằng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử đầy khó khăn phức tạp, vừa phải giải quyết cuộc khủng hoảng của xã hội trên nhiều lĩnh vực, lại vừa phải đảm bảo lợi ích của chính quyền phong kiến đơng thời. Trên thực tế “Trị bình thập tứ sách” của Lơng Đắc Bằng đã không thể dung hoà đợc hai vấn đề đó.

Thông qua những đề nghị của Lơng Đắc Bằng trong “Trị bình thập tứ sách” chúng ta càng hiểu thêm về tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đó là một xã hội đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng với sự băng hoại về đạo đức, nạn tham ô hối lộ ngấm ngầm, kinh tế sút kém, luật pháp bất nghiêm, an ninh quốc phòng bị đe dọa nghiêm trọng, v.v…

Đợc vua Tơng Dực khen là hay nhng “Trị bình thập tứ sách” lại không đợc đem ra thực thi bởi do những điều kiện chủ quan và khách quan lúc bấy giờ. Đó là vơng triều Lê Sơ đang bớc vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng kể từ cuối đời vua Lê Hiến Tông, đặc biệt dới các triều vua Lê Uy Mục, Lê Tơng Dực. Bản thân những giải pháp mà Lơng Đắc Bằng đề nghị trong “Trị bình thập tứ sách” có nhiều nội dung đã đánh thẳng vào thói h tật xấu của Tơng Dực cũng nh quyền lợi của một bộ phận quan lại thân cận của nhà vua cho nên

không phù hợp với tình hình thực tế lúc bấy giờ. Mọi ngời đều biết sau khi lên ngôi cha đợc bao lâu Tơng Dực đã bỏ bê công việc mà sa đà vào con đờng ăn chơi xa hoa trụy lạc. Với một ông vua đợc gọi là “vua lợn” thì lẽ nào lại có thể chấp nhận “xa thanh sắc”; không thể khuyên nhà vua “tiết kiệm tiêu dùng” khi mà ai làm vừa ý thì vua “thởng cho bài vàng, bài bạc”. Một khi nhà vua “thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng mấy ngàn trợng ” lẽ…

nào lại đồng ý “nới nhẹ việc lực dịch” cho dân. Quan lại trong triều kẻ có quyền thế thuộc về họ ngoại, là những kẻ chỉ quen thói nịnh nọt lấy lòng vua thì làm sao có thể “đuổi tà nịnh để làm trong sạch ngọn nguồn” và “dè dặt trao quan chức”. Một khi ngời hiền tài không đợc lựa chọn trọng dụng, nạn mua quan bán tớc trở thành phổ biến thì đòi đâu ra có chuyện “tuyển bổ công bằng”, và “tệ tham nhũng ngấm ngầm phát triển” thì không thể “cấm hối lộ để trừ bỏ thói tham ô”.

Những đề nghị của Lơng Đắc Bằng diễn ra trong bối cảnh lịch sử đầy khó khăn phức tạp, vừa phải giải quyết cuộc khủng hoảng của xã hội trên nhiều lĩnh vực, lại vừa phải đảm bảo lợi ích của chính quyền phong kiến đơng thời. Trên thực tế, “Trị bình thập tứ sách” của Lơng Đắc Bằng đã không thể dung hoà đợc hai vấn đề đó.

Lơng Đắc Bằng là một trọng thần, là bề tôi rất mực trung thành. Lê T- ơng Dực là vua - ngời đứng đầu thiên hạ. Cả hai sống và làm việc dới cùng một vơng triều nhng t tởng lại không gặp nhau. Ngời có tâm muốn đem tài giúp vua trị nớc bình thiên hạ bằng việc dâng “Trị bình thập tứ sách” nhng chỉ là bề tôi không có quyền quyết định mà quyền quyết định lại nằm trong tay ngời đứng đầu thiên hạ. Và Lê Tơng Dực đã quyết định không thực thi những kế hay trị nớc của Lơng Đắc Bằng. Nh vậy Lơng Đắc Bằng đã không đợc tạo cơ hội để thể hiện tài năng. Đúng nh nhà sử học Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ XV đã nhận định: “Ngời hiền đợc dùng ở đời thờng lo ngời làm vua không lo thi hành những điều sở học của mình, ngời làm vua thờng lo ngời hiền không theo ý

muốn của mình cho nên vua sáng tôi hiền gặp nhau từ xa vẫn là rất khó”.

Nhiều thế kỷ trôi qua với bao lần giang sơn đổi chủ, bao lần đất nớc đổi thay nhng “Trị bình thập tứ sách” của Lơng Đắc Bằng thì vẫn sống mãi, nó vẫn còn mang tính thời sự sâu sắc: Vấn đề đạo đức của ngời lãnh đạo, vấn đề tiết kiệm trong tiêu dùng, vấn đề khách quan công bằng trong tuyển dụng, vấn đề thận trọng trong bổ dụng, trong ban hành chính sách, pháp luật, vấn đề an sinh xã hội (quan tâm đến đời sống của dân, đặc biệt là những ngời nông dân), v.v Tất cả đều là những mục tiêu mà chúng ta đã và đang ra sức phấn đấu…

thực hiện. Đó cũng chính là những mục tiêu trên con đờng công nghiệp hóa hiện đại Hóa đất nớc để xây dựng một nớc Việt Nam dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nh niềm mong ớc của tiền nhân.

* * *

Trong hoàn cảnh đất nớc đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, để cứu vãn vơng triều Lê Sơ khỏi sụp đổ, Lơng Đắc Bằng đã mạnh dạn dâng lên vua T- ơng Dực bản kế sách trị nớc gồm 14 điều, thẳng thắn khuyên can nhà vua chấm dứt những việc làm sai trái. Lơng Đắc Bằng đã nêu ra những việc cần làm nhằm chỉnh đốn chính sự để xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị. Đó là các vấn đề cụ thể nh: - Thận trọng trong việc xếp đặt quan tớc; tuyển bổ công bằng, loại bỏ kẻ tà nịnh; - Củng cố pháp luật, thận trọng trong hình phạt, triệt tệ hối lộ để bỏ thói gian tham; - Khuyến khích những ngời trung thành, hiếu thảo để nêu cao đạo cơng thờng; - Tiết kiệm trong tiêu dùng, không xa hoa trụy lạc; - Bớt việc lực dịch để khoan th sức dân, v.v…

Những giải pháp mà Lơng Đắc Bằng dâng lên vua đều mang tính tích cực. Tiếc rằng “tôi hiền” không gặp đợc “vua sáng” nên những kế sách trị nớc của ông đã không đợc thực thi. Năm thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Lơng Đắc Bằng dâng “Trị bình thập tứ sách” nhng ngày nay nhìn lại những đề nghị của ông nó vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi, ông vẫn xứng đáng là “nhà cải cách xuất sắc ở nửa

đầu thế kỷ XVI” [62].

Kết luận

Là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa, nh nhiều vùng quê khác của xứ Thanh, Hoằng Hóa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Nơi đây có núi Linh Trờng núi Châu Phong (núi Ngọc), có dòng sông Mã chảy qua, là những thắng địa của xứ Thanh; lại có cửa biển Lạch Trờng và cửa biển Hội Triều (Hội Trào) từng là những thơng cảng sầm uất trong lịch sử, sánh ngang với Hội Thống, Cần Hải của Nghệ Tĩnh và Vân Đồn của Quảng Ninh. Con ngời nơi đây cần cù trong lao động, hào hùng trong đấu tranh, năng động trong công việc, hoạt bát trông ứng xử, phóng khoáng trong ăn ở, nghĩa tình trong cách sống, thắm thiết với quê hơng đất nớc, và đặc biệt là thông minh trong học hành để từ đó xây đắp nên truyền thống nổi bật nhất của quê hơng đó là truyền thống khoa bảng với bao lớp ngời đỗ đạt thành danh nh hai anh em đệ nhất giáp tiến sĩ Lu Miễn, Lu Diễm (Bảng nhãn), Lơng Khiêm Hanh, Lu Đình Chất, Nhữ Bá Sĩ, Ngô Cao Lãng, v.v...

Nằm ở hạ nguồn hữu ngạn sông Mã, phía Đông Nam của huyện Hoằng Hóa, làng Hội Triều là vùng đất ở vào địa thế có “Song long đáo hải, Lỡng ph- ợng trình tờng”. Nơi đây từ xa xa là vùng đất màu mỡ phì nhiêu bởi đợc phù xa sông Mã bồi đắp, nơi ngời Việt chọn làm điểm tụ c từ rất sớm. Đến thời Lý - Trần, Hội Triều đã có dân c sinh sống rất đông, với nhiều dòng họ lớn trong đó họ Lơng là một dòng họ lớn có vai trò và vị trí quan trọng ngay từ những ngày đầu mở đất lập làng. Đây cũng là dòng họ nổi tiếng là “danh gia vọng tộc” với các danh nhân: nhà giáo Giải nguyên Lơng Hay, Binh bộ thợng th Lơng Hữu Khánh, Tiến sĩ Lơng Khiêm Hanh, đợc ngời đời ca ngợi là: “Khoa đệ thiền liên,

y quan lân tỵ” (Đỗ đạt liên tiếp tiếng tăm nh ve kêu, quan lại lớp lớp nh vảy kỳ lân).

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình vọng tộc có truyền thống khoa bảng, cả thân phụ và thân mẫu đều là những ngời có văn tài học hạnh; trên quê hơng Hoằng Hóa - vùng đất “trùng lai danh thắng”, “cổ lai đa hào kiệt”, Lơng Đắc Bằng sớm đợc kế thừa những truyền thống tốt đẹp của gia đình và quê h- ơng. Ông đã chăm chỉ học hành, đỗ đạt cao (đỗ Bảng nhãn khoa thi Kỷ Mùi năm 1499), ra làm quan đợc giao giữ những chức vụ cao trong triều. Lơng Đắc Bằng làm quan trải bốn triều vua thời Lê Sơ, thăng từ Thị độc, Lễ bộ tả thị lang đến Lại bộ thợng th kim Đông các đại học sĩ. Tuy nhiên trong thời buổi loạn lạc, nhà Lê Sơ từ cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI bớc vào giai đoạn khủng hoảng, suy vi nên con đờng làm quan của ông không mấy thuận lợi.

Là một bề tôi rất mực trung thành, Lơng Đắc Bằng không muốn cơ đồ nhà Lê do Thái Tổ khởi dựng bị sụp đổ. Mặc dù phải chung sống với “vua quỷ”, “vua lợn” nhng ông vẫn kiên trì tìm cách nhiều lần khuyên can vua chăm lo chính sự. Trong lúc đầy rẫy những quan lại trong triều chỉ lo nịnh bợ cầu danh trục lợi, L- ơng Đắc Bằng không hám công danh, không cần quyền thế mà thẳng thắn, cứng cỏi, dám can vua, ông đã dâng lên vua Tơng Dực bản kế sách trị nớc gồm 14 điều. “Trị bình thập tứ sách” của ông đã nêu ra những việc cần làm ngay từ chính trị - xã hội, kinh tế, đến quốc phòng, luật pháp... nhằm chỉnh đốn chính sự để xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị. Với “Trị bình thập tứ sách” Lơng Đắc Bằng đợc đánh giá là “ngời có kế sách trị nớc hay” [37, 53]. Bản thân Tơng Dực đọc xong cũng khen là hay. Với hy vọng kế sách của mình sẽ làm cho “đạo trời có thể thuận, đạo đất có thể yên, đạo ngời có thể ổn” nhng tiếc rằng tôi hiền không gặp đợc vua sáng, Tơng Dực đã không “răn những điều đáng răn”, không “lo những điều đáng lo” nên đã không thực thi những kế sách của ông. Kế sách trị n- ớc của Lơng Đắc Bằng đề nghị cách nay đã 500 năm nhng nội dung của nó vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là những đề nghị về tiết kiệm trong tiêu dùng, về

chống tham ô hối lộ, về tuyển dụng và bổ nhiệm nhân lực, về chế độ luật pháp, về khoan th sức dân.

Chán ghét chốn quan trờng Lơng Đắc Bằng cáo quan về quê dạy học, sống cuộc sống thanh bần mà ý nghĩa - đây đợc xem là khoảng thời gian thú vị nhất trong cuộc đời ông.

Với học vấn uyên thâm, lơng tâm đầy trách nhiệm của một ngời thầy, với nội dung dạy học khá phong phú, phơng pháp truyền đạt cởi mở, hấp dẫn, thông qua “dạy chữ” để “dạy ngời”, Lơng Đắc Bằng đã có công lớn trong việc đào tạo cho đất nớc nhiều thế hệ học trò đỗ đạt thành danh, trong đó nổi bật nhất là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Sau khi ông mất, lăng mộ đợc dòng họ và dân làng xây cất tại xóm Dân Hng làng Hội Triều, trên mộ có đôi câu đối:

“Võ liệt văn mô khoa hoan hiển hách Nam phồn Bắc diễn kế thế trung luân” Tạm dịch là:

“Văn võ toàn tài khoa danh hiển hách Bắc Nam đầy đủ kế thế trung luân”

Thể theo nguyện vọng của con cháu dòng tộc họ Lơng, của nhân dân làng Hội Triều; xét đề nghị của Sở văn hóa thông tin tỉnh Thanh Hóa, năm 1994, khu lăng mộ và nhà thờ danh nhân văn hóa Lơng Đắc Bằng - Lơng Hữu Khánh đã đợc nhà nớc cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa (cấp quốc gia).

Ngày nay nói về Lơng Đắc Bằng là nói về “một danh nhân văn hóa, một ngời thông minh, có trí, có nhân, có dũng; một ông quan cơng trực, liêm khiết, có tài giúp rập nhng không gặp thời; một nhà giáo giỏi, hết lòng thơng yêu học trò, biết cách dạy chữ; một “nhân s” đào tạo đợc nhiều ngời thành danh...” [21, 275]. Trong Lịch triều hiến chơng loại chí, Phan Huy Chú xếp ông trong số 19 ngời thời Lê Sơ vào hàng những ngời phò tá có công lao tài đức.

Cuộc đời và sự nghiệp của ông là những trang sử huy hoàng làm vẻ vang cho quê hơng Hội Triều nói riêng, cho Hoằng Hóa đất học, cho xứ Thanh địa linh nhân kiệt nói chung.

Để lớp hậu thế khắc ghi công lao của bậc tiền nhân, ngoài việc quyết định đổi tên trờng trung học phổ thông Hoằng Hóa I thành trờng trung học trờng phổ thông Lơng Đắc Bằng, UBND tỉnh Thanh Hóa còn có quyết định lấy tên ông đặt tên cho một đờng phố ở thành phố Thanh Hóa.

Chúng tôi thiết nghĩ văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam tồn đọng lâu dài và cơ bản trong văn hóa làng xã và văn hóa dòng họ. Nhiều dòng họ của ngời Việt thờng có những cá nhân đột khởi. Chính những cá nhân đó đã tạo nên niềm tự hào cho dòng họ. Ngời trong dòng họ mỗi khi nhớ về nguồn là nhớ tới những nhân vật xuất sắc ấy. Vì thế danh nhân văn hóa Lơng Đắc Bằng rất cần đợc sử sách nhắc đến nhiều hơn để con cháu hậu thế noi theo.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ khi biết mong muốn của con cháu dòng họ Lơng là: “Giá nh Thanh Hóa nói riêng, Việt Nam nói chung trong tơng lai sẽ có một cuộc hội thảo về danh nhân văn hóa L- ơng Đắc Bằng!”.

Nghị quyết VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi các nhà tri thức, các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nớc đem sức mình góp vào công cuộc xây dựng quê hơng đất nớc trong thời kỳ “Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất n- ớc”. Trong xu thế “hớng về nguồn cội”, chắc chắn con cháu dòng tộc họ Lơng sẽ đáp lại lời kêu gọi đó.

Tài liệu tham khảo

[1]. Đào Duy Anh (1962), Đất nớc Việt Nam qua các đời, Nxb Sử học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu DANH NHÂN LƯƠNG ĐẮC BẰNG CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP (Trang 84 -102 )

×