Hiệu quả dạy học

Một phần của tài liệu Danh nhân lương đắc bằng cuộc đời và sự nghiệp (Trang 66 - 72)

Đáp lại với một thầy giáo đức độ và uyên bác nh vậy, học trò của thầy Bằng là những ngời rất thông minh và chăm học. Những câu hỏi của họ nhiều khi rất sắc sảo, ngoài hỏi nội dung trong sách, họ còn hỏi những vấn đề của

thời cuộc, chứng tỏ họ không chỉ biết có Tứ th, Ngũ kinh mà còn quan tâm đến vấn đề trị nớc, an dân, về triết học, lí số, v.v...

Về số học trò đợc thầy Bằng đào tạo chúng ta không biết đợc chính xác là bao nhiêu. Trong khoảng thời gian ngắn dạy học, học trò của ông có thể không lên đến hàng ngàn ngời nh lời truyền, nhng con số lên tới hàng trăm ngời là điều có thực. Đó là một con số đào tạo đáng kể nếu chúng ta biết rằng thầy Bằng dạy học trong điều kiện thiếu then rất nhiều, đặc biệt là về cơ sở vật chất của trờng lớp, hơn nữa thời gian làm thầy của ông không phải là dài.

Nhờ biết cách chọn lựa học trò và gửi gắm rất nhiều vào những ngời học nên học trò của ông đa phần là những ngời học giỏi, khi đi thi thì đỗ đạt, thành danh. Có thể kể ra đây một số học trò tiêu biểu đã đợc thầy Lơng Đắc Bằng dạy dỗ: Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bãng nhãn Nguyễn Mẫu Đối, Thám hoa Nguyễn Thừa Hu, Hoàng giáp Lại kim Bảng, Tiến sĩ Đinh Bạt Tụy, Bùi Doãn Đốc, v.v…

Sự nghiệp làm thầy cha đợc là bao thì ông mất. Nghe tin thầy qua đời, học trò các nơi về chịu tang ông rất đông, đặc biệt có Nguyễn Bỉnh Khiêm do thơng tiếc thầy vô hạn đã vào làng Hội Triều dựng nhà ở chịu tang thầy ba năm mới về. Nguyễn Bỉnh Khiêm còn đợc uỷ thác dạy dỗ ngời con trai duy nhất của thầy Bằng là Lơng Hữu Khánh thành tài. Đúng là “tình cảm thầy trò giữa Lơng Đắc Bằng và Nguyễn Bỉnh Khiêm quả là sâu sắc. Nh thế cũng đủ để thấy một phần tuyệt vời trong con ngời thầy giáo Lơng Đắc Bằng” [66, 66]. Để phát huy truyền thống hiếu học của quê hơng, giáo dục các thế hệ học trò, để tởng nhớ công lao và tỏ lòng thành kính đối với danh nhân văn hóa Lơng Đắc Bằng, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Hoằng Hóa đã quyết định bắt đầu từ năm học 1996 - 1997 đổi tên trờng trung học phổ thông Hoằng Hóa I thành trờng trung học phổ thông Lơng Đắc Bằng. Từ khi đợc vinh dự mang tên một danh nhân văn hóa nổi tiếng, các thế hệ thầy trò trờng trung học phổ thông Lơng Đắc Bằng luôn

nổ lực phấn đấu thi đua dạy tốt học tốt và đã đạt đợc kết quả cao trong giáo dục. Các thế hệ giáo viên của trờng luôn gìn giữ và phát huy những phẩm chất cao quý của nhà giáo, xứng đáng là những ngời kế nghiệp xuất sắc sự nghiệp của tiền nhân. Trờng trung học phổ thông Lơng Đắc Bằng luôn nằm trong tóp 10 trờng có chất lợng hàng đầu của tỉnh, tóp 100 trờng phổ thông có chất lợng hàng đầu của Việt Nam. Trờng luôn là điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa nói riêng của cả nớc nói chung, là niềm tự hào của nhân dân làng Hội Triều của nhân dân huyện Hoằng Hóa. Hàng năm số học sinh của trờng thi đỗ vào các trờng Đại học đợt I đạt trên 50% (cha kể số học sinh thi đỗ vào các trờng Cao đẳng, Trung cấp, ). Học sinh của tr… ờng đậu thủ khoa các trờng Đại học lớn không năm nào là không có (trong 5 năm học, từ 2003 - 2008, tr- ờng có 8 học sinh thi Đại học đậu thủ khoa, trong số đó có hai em đạt điểm tuyệt đối 30/30). Thật tự hào nhng trách nhiệm cũng rất nặng nề, thầy trò tr- ờng trung học phổ thông Lơng Đắc Bằng đã không làm hổ danh với tên gọi về mái trờng thân yêu của mình, những thành quả mà nhà trờng đạt đợc phải chăng là món quà tri ân đối với bậc tiền nhân?, đó cũng chính là đạo lí “uống nớc nhớ nguồn” của các thế hệ học sinh trờng trung học phổ thông Lơng Đắc Bằng nói riêng của sĩ tử Hoằng Hóa nói chung.

* * *

Đợc sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, từ nhỏ Lơng Đắc Bằng đã nổi tiếng là thần đồng. Năm 12 tuổi cha qua đời, nghe lời cha dặn ông tìm đến theo học Trạng lờng Lơng Thế Vinh. Vốn ham hiểu biết, trọng thực học lại đợc sự dạy bảo ân cần của quan Trạng, sức học của Đắc Bằng ngày càng tấn tới. Năm 22 tuổi ông dự thi Hơng và đậu Giải nguyên. Sáu năm sau, dự thi Hội đậu Hội nguyên, tiếp đó ông dự thi Đình và đậu Bảng nhãn (khoa thi Kỷ Mùi 1499).

Lơng Đắc Bằng làm quan trải 4 triều vua thời Lê Sơ, lần lợt đợc cử giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy triều đình từ Thị độc, Đông các hiệu th, Tả thị lang bộ lễ, Tả thị lang bộ lại kim Đông các đại học sĩ đến Lại bộ th- ợng th kiêm Đông các đại học sĩ, tớc Văn phái hầu. Ông ra làm quan cũng là lúc tình hình xã hội Đại Việt có nhiều biến động dữ dội: vơng triều Lê Sơ sau thời thịnh trị thái bình (nhất là dới thời Lê Thánh Tông), bớc sang thế kỷ XVI đã có nhiều biểu hiện suy vong, mục nát (đặc biệt dới thời vua Lê Tơng Dực, Lê Uy Mục). Là bề tôi trung thành với nhà Lê, là ông quan công liêm chính trực, Lơng Đắc Bằng đã nhiều lần thẳng thắn khuyên can vua, đặc biệt ông đã từ chối chức tớc và dâng lên vua Tơng Dực bản kế sách trị nớc gồm 14 điều, đợc đánh giá là những kế sách hay nhng lại không đợc nhà vua đem ra thực hiện.

Là ngời có tài có tâm, lúc nào cũng lo cho dân cho nớc nhng làm quan không gặp thời. Chán ghét chốn quan trờng, Lơng Đắc Bằng cáo quan về quê dạy học. Nghe danh về tài đức của ông rất nhiều học trò trong tỉnh ngoài tỉnh đến xin đợc thụ giáo. Với học vấn uyên thâm, phơng pháp dạy học hấp dẫn lại luôn quan tâm đến từng học trò nên chỉ trong một thời gian ngắn ông đã đào tạo cho đất nớc nhiều lớp học trò đỗ đạt thành danh, trong đó nổi bật nhất là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cuộc đời và sự nghiệp của ông là cả một quá trình không ngừng phấn đấu vơn lên để cống hiến cho dân cho nớc, góp phần làm rạng danh cho quê h- ơng Hội Triều nói riêng, cho Hoằng Hóa, Thanh Hóa nói chung.

Sự nghiệp làm quan của Lơng Đắc Bằng kết tinh trong văn kiện gọi là “Trị bình thập tứ sách”, trong đó ông nêu lên 14 giải pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nớc Đại Việt thời bấy giờ. Những giải pháp ấy thể hiện tài năng và đức độ của Lơng Đắc Bằng. Đến nay những giải pháp ấy còn có giá trị cần phải nghiên cứu kỹ để đa ra bài học cho hiện tại. Vì vậy chúng tôi để riêng vấn đề “Trị bình thập tứ sách” thành một chơng (chơng 3) để nghiên cứu.

Chơng 3.

Lơng Đắc Bằng dâng “Trị bình thập tứ sách” 3.1. Bối cảnh lịch sử khi Lơng Đắc Bằng dâng Trị bình thập tứ sách“ ”

Từ đầu thế kỷ XVI tình hình xã hội Việt Nam có nhiều biến động dữ dội. Cảnh thái bình thịnh trị mà Thái Tổ, Thái Tông đã dày công gây dựng đến nay không còn nữa. Sau khi Hiến Tông qua đời (1504), Túc Tông ở ngôi cha đầy một năm thì mất. Thái hoàng thái hậu (mẹ của vua Hiến Tông, bà của vua Túc Tông) muốn lập Lã Côi Vơng lên làm vua vì bà cho rằng Tuấn (tức Uy Mục) là con của kẻ tỳ thiếp không xứng đáng đợc nối ngôi. Trong khi đó mẹ nuôi của Tuấn là Kính Phi và nội thần Nguyễn Nhữ Vi thì muốn lập Tuấn (tức Uy Mục). ý định của Thái hoàng thái hậu không thành dẫn đến trong triều diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái.

Từ khi lên ngôi, Uy Mục không phải là “ngời hiền minh nhân hiếu” nh lời khen của vua Túc Tông mà trở thành “bạo chúa, giết hại ngời cốt nhục (giết Thái hoàng thái hậu),... dìm hãm các thần liêu, tiêu tiền nh… bùn đất, bạo ngợc ngang với Tần Chính ” [29, 48], tạo điều kiện để “bọn hoạn quan…

chọc vào chính sự, kẻ ngoại thích mặc sức chuyên quyền” dẫn đến tình trạng “pháp lệnh phiền hà, kỷ cơng rối loạn, nông tang điêu tàn mất nghiệp, phong tục suy đồi” [29, 50]. Hậu quả của những hành động, việc làm của “quỷ vơng” là ông vua này bị cuộc đảo chính do Nguyễn Văn Lang cầm đầu lật đổ, lập T- ơng Dực lên thay làm vua.

Lên làm vua thay Uy Mục, Tơng Dực vẫn không biết rút ra bài học từ vua tiền nhiệm mà vẫn tiếp tục sa vào con đờng xa hoa trụy lạc, vua thích “xây cung điện đồ sộ nguy nga, dựng cửu trùng đài to cao tráng lệ”, làm cho sức dân kiệt quệ khiến trăm họ lầm than nên nhân dân đã nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi, vua lại “háo dâm”, “không màng quốc sự”, thờng “sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền rong chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm” [29, 74].

Chứng kiến những cảnh ăn chơi động loạn của vua Tơng Dực nh vậy, L- ơng Đắc Bằng đã nhiều lần ra sức khuyên can nhng không đợc, ông vô cùng thất vọng và chán nản. Lấy cớ mẹ mất, ông cáo quan về quê c tang mẹ. Vì đã chán ghét chốn quan trờng, lần này về ông muốn ở lại luôn quê nhà để chuyên tâm nghề dạy học. Nhng cha đợc bao lâu nhà vua lại có chiếu vời ông trở lại triều đình để giúp nớc.

Vốn là ngời nặng lòng với dân với nớc, luôn lo lắng cho sự hng vong của nhà Lê. Không hám công danh, không màng quyền thế nhng không vì vậy mà ông không quan tâm đến thời cuộc đất nớc, đến cơ đồ của nhà Lê. Giữa lúc đầy rẫy những quan lại trong triều chỉ lo nịnh bợ nhằm cầu danh trục lợi hoặc sống xu thời để yên thân hởng lộc, Lơng Đắc Bằng vẫn muốn đem khả năng của mình ra để giúp nớc. Chính vì lẽ đó ông quyết định trở lại triều đình. Trở lại

triều lần này nhà vua ngay lập tức khởi phục chức quan Lại bộ thợng th cho ông nhng ông đã cố từ chối không nhận, nhân đó với thái độ thẳng thắn, cứng cỏi, dám khuyên can, Lơng Đắc Bằng đã dâng lên vua Tơng Dực bản kế sách trị nớc gồm 14 điều (thờng gọi là “Trị bình thập tứ sách”) với hy vọng sẽ thức tỉnh đợc nhà vua và nhanh chóng ổn định tình hình, chấn hng đất nớc.

Một phần của tài liệu Danh nhân lương đắc bằng cuộc đời và sự nghiệp (Trang 66 - 72)